TQ mua gấp trực thăng bí ẩn từ Nga, đối phó Ấn Độ ở vùng tranh chấp?

Quân đội Trung Quốc sắp tiếp nhận lô trực thăng Mi-171Sh mới do Nga sản xuất. Trung Quốc có thể mua lô trực thăng mới liên quan tới căng thẳng biên giới gần đây với Ấn Độ trên dãy Himalaya.

Trực thăng Mi-171Sh khi trang bị đầy đủ vũ khí.

Trực thăng Mi-171Sh khi trang bị đầy đủ vũ khí.

Theo trang mạng The Drive, những hình ảnh về trực thăng Mi-171Sh sơn màu xám có gắn logo quân đội Trung Quốc xuất hiện trong bản tin về chuyến thị sát tại Nhà máy Hàng không Ulan-Ude ở vùng Viễn Đông của Nga.

Lô trực thăng màu xám nhạt này cũng gợi nhớ đến trực thăng phục vụ trong các sứ mệnh đặc biệt của quân đội Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc thường sử dụng trực thăng Nga, nhưng không có dấu hiệu trên thân trực thăng cho thấy đây là phiên bản tác chiến trên biển.

Theo nhà quan sát quân sự Andreas Rupprecht, Trung Quốc có hai phiên bản trực thăng nội địa là Z-8 và Z-20, đáp ứng nhu cầu của hải quân, không cần mua thêm các trực thăng Nga.

Trực thăng Mi-171Sh của Trung Quốc đang được sản xuất tại nhà máy ở Nga.

Trực thăng Mi-171Sh của Trung Quốc đang được sản xuất tại nhà máy ở Nga.

Do đó, các trực thăng Mi-171Sh có thể được Trung Quốc mua của Nga với số lượng hạn chế để phục vụ các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt ở vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ.

Các trực thăng Nga hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tác chiến ở vùng cao, nơi có địa hình hiểm trở và không khí loãng. Về điểm này, các trực thăng nội địa Trung Quốc chưa chứng minh độ tin cậy bằng trực thăng Nga.

Theo Rupprecht, các nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt cần có phương tiện vũ khí tin cậy. Trực thăng Mi-171Sh vượt trội hơn hẳn vì năng lực chiến đấu đã được chứng minh, phần khung thân chắc chắn.

Trực thăng Mi-171Sh sản xuất tại Nga có logo của quân đội Trung Quốc.

Trực thăng Mi-171Sh sản xuất tại Nga có logo của quân đội Trung Quốc.

Giới quan sát đồn đoán, trực thăng Mi-171Sh Trung Quốc mua của Nga có thể được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại nhất, bao gồm hệ thống nhận diện địch ta (IFF), mồi bẫy ASO-2V, bình nhiên liệu dự phòng, súng máy 12,7mm, bệ phóng rocket và thậm chí cả tên lửa đối không TY-90.

Mi-171Sh cũng có thể được sử dụng như trực thăng vận tải đa năng với khả năng mang theo tối đa 36 binh sĩ.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ về ngày mở màn chiến tranh biên giới Trung - Ấn: Ngày Ấn Độ ”thua đau” nhất

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những ký ức của Lakshman Singh – người từng mang quân hàm Đại úy trong quân đội Ấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN