Tiết lộ năng lực ít được biết tới của "Ác điểu" MQ-9 Reaper Mỹ mới rơi ở Biển Đen

Hôm 14/3, chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã chạm trán với máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ ở Biển Đen, khiến máy bay này rơi xuống biển. Câu hỏi được đặt ra là liệu mẫu UAV "Ác điểu" của Mỹ có năng lực tự bảo vệ trước các mối đe dọa trên không hay không và câu trả lời là có, theo báo Mỹ The Drive.

Cận cảnh một UAV MQ-9 Reaper của Mỹ mang theo vũ khí.

Cận cảnh một UAV MQ-9 Reaper của Mỹ mang theo vũ khí.

Theo báo Mỹ, đề cập tới năng lực ít người biết đến của mẫu UAV sát thủ MQ-9 Reaper thì cần nhắc lại một sự kiện từng xảy ra đối với mẫu UAV MQ-1 Predator, phiên bản cũ hơn của MQ-9.

Hơn 20 năm trước, khi đối mặt với mối đe đọa trên không, UAV MQ-1 Predator đã khiến đối phương bất ngờ khi chứng tỏ năng lực đánh trả, vốn là điều chưa từng thấy đối với các UAV.

Năm 2002, khi căng thẳng Mỹ - Iraq leo thang, quân đội Mỹ đã bí mật trang bị tên lửa không đối không AIM-92 Stinger cho UAV MQ-1 Predator. 

"Một số chiếc MQ-1 được lắp tên lửa đối không, điều chỉnh hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phù hợp để đề phòng khả năng chạm trán với chiến đấu cơ Iraq. Quá trình tích hợp tên lửa AIM-92 lên chiếc Predator chỉ mất 91 ngày", không quân Mỹ từng tiết lộ.

Quân đội Mỹ phát hiện một chiếc MiG-25 được Iraq chôn giấu bên dưới lớp cát dày.

Quân đội Mỹ phát hiện một chiếc MiG-25 được Iraq chôn giấu bên dưới lớp cát dày.

Ngày 23/12/2002, 3 tháng trước khi Mỹ mở chiến dịch quân sự ở Iraq, một chiếc MQ-1 làm nhiệm vụ trinh sát ở khu vực nhạy cảm, chạm trán chiến đấu cơ MiG-25 của Iraq.

Trong giai đoạn này, những chiếc MQ-1 thường khiêu khích để dụ chiến đấu cơ Iraq bay vào vùng cấm. Nhưng đến một ngày, chiếc MQ-1 không chơi trò "mèo vờn chuột" nữa mà quyết định đương đầu trực tiếp.

Chiến đấu cơ MiG-25 dĩ nhiên có sức mạnh vượt trội, phóng tên lửa về phía UAV MQ-1. UAV của Mỹ cũng bắn trả bằng cách phóng tên lửa AIM-92 ngay sau đó.

Hình ảnh do không quân Mỹ thu thập cho thấy khoảnh khắc hai tên lửa bay vụt qua nhau ở giữa không trung.

Các UAV MQ-9 Reaper có thể mang theo tên lửa đối không AIM-9X.

Các UAV MQ-9 Reaper có thể mang theo tên lửa đối không AIM-9X.

Chiếc MQ-1 không có hệ thống phòng vệ nên bị trúng tên lửa và nổ tung. Phi công Iraq sau một thoáng bất ngờ khi nhận thấy tên lửa bay về phía mình, liền kích hoạt hệ thống mồi bẫy, qua đó chiến thắng trong một cuộc không chiến với UAV.

Vụ việc khiến quân đội Iraq dè chừng và phía Mỹ không ghi nhận bất cứ cuộc chạm trán nào tương tự cho đến khi chiến tranh nổ ra.

Không quân Mỹ loại biên các UAV MQ-1 vào năm 2018, thay thế hoàn toàn bởi phiên bản MQ-9 vượt trội hơn hoàn toàn. Ngày nay, "Ác điểu" MQ-9 Reaper của Mỹ được trang bị tên lửa đối không AIM-9X, có uy lực lớn hơn nhiều so với mẫu tên lửa AIM-92.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất là phi công điều khiển chiếc MQ-9 ở trung tâm chỉ huy không cần chĩa camera về phía mục tiêu để khai hỏa, mà chỉ cần radar nhận diện được mục tiêu từ xa.

Lầu Năm Góc đến nay không phủ nhận, cũng không xác nhận việc UAV MQ-9 Reaper rơi ở Biển Đen có mang theo vũ khí hay không. 

Nhưng nhìn chung, chiếc MQ-9 hoàn toàn có năng lực đương đầu với các mối đe dọa trên không, tùy vào yêu cầu của nhiệm vụ. Theo nguyên tắc đụng độ hiện nay, UAV MQ-9 chỉ được phép đáp trả nếu máy bay đối phương khai hỏa trước, theo báo Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

”Ác điểu” MQ-9 Reaper của Mỹ bị rơi ở Biển Đen: UAV uy lực nhất thế giới nhưng vô cùng đắt đỏ

Căng thẳng ngoại giao xảy ra hôm 14/3, sau khi chiến đấu cơ Su-27 của Nga va chạm với một máy bay vũ trang không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trên Biển Đen, khiến chiếc máy bay rơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MINH AN - The Drive ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN