Tiết lộ cách xe bọc thép Nga có thể vô hình trước 95% UAV của NATO

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Lớp ngụy trang như tắc kè hoa có tên Chameleon sẽ khiến các xe bọc thép của Nga gần như vô hình trước 95% máy bay không người lái (UAV) của NATO.

Lớp ngụy trang như tắc kè hoa sẽ khiến các xe bọc thép của Nga gần như vô hình trước 95% máy bay không người lái (UAV) của NATO.

Lớp ngụy trang "Tắc kè hoa"

Theo trang Russia Beyond, công nghệ ngụy trang được nhắc tới ở trên có tên Chameleon (Tắc kè hoa), được phát triển dựa trên chất liệu kính điện sắc gồm các vật liệu tổng hợp, có thể thay đổi màu sắc và độ trong suốt khi có dòng điện chạy qua.

Hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai Ratnik của Nga. Ảnh: Ladislav Karpov/TASS

Hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai Ratnik của Nga. Ảnh: Ladislav Karpov/TASS

Các nguyên mẫu đầu tiên có lớp phủ điện sắc như vậy được thể hiện trên bộ trang phục chiến đấu có tên Ratnik dành cho quân đội Nga. Ratnik được giới thiệu tại diễn đàn quân sự và kỹ thuật quốc tế Army-2018 tại Nga. Và vào đầu tháng 10, hãng tin RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin trong ngành quốc phòng-công nghiệp cho biết công nghệ ngụy trang mới Chameleon đã được thử nghiệm trên các mô hình phương tiện bọc thép.

Công nghệ Chameleon hoạt động như sau: Bên ngoài xe bọc thép được phủ hoàn toàn bằng các tấm điện sắc nhỏ, mỗi tấm được kết nối với đường dây điện. Xe bọc thép được trang bị camera và hệ thống quét hình ảnh toàn bộ môi trường xung quanh, sau đó tiến hành phân tích màu sắc và cấu trúc của cảnh quan, tiếp đến truyền đạt dữ liệu cho lớp phủ để tạo ra hình ảnh ngụy trang mới cho phép phương tiện hoàn toàn hòa lẫn với địa hình khi nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ ngụy trang Chameleon được vay mượn từ động vật hoang dã, cụ thể là loài tắc kè hoa và bạch tuộc. Tắc kè hoa và bạch tuộc có thể thay đổi màu da của chúng để bắt chước bề mặt xung quanh. Ví dụ, nếu một con bạch tuộc di chuyển từ vùng sẫm màu sang vùng tối màu thì nó nhanh chóng thay đổi màu da.

Xe bọc thép sẽ “vô hình” tới mức độ nào?

“Công nghệ này không mới, từng được ứng dụng trong lĩnh vực dân sự trong một khoảng thời gian dài. Đó là kính thông minh được lắp trong phòng họp tại văn phòng. Khi phòng họp không có người kính sẽ trong suốt, nhưng khi có người sử dụng kính sẽ ngả màu. Tuy nhiên, chắc chắn có sự đổi mới trong sự phát triển cho mục đích quân sự ” – ông Denis Fedutinov, Tổng biên tập tạp chí Unmanned Aviation cho biết.

“Lớp phủ như vậy được kỳ vọng sẽ nhanh chóng tạo ra lớp ngụy trang mô phỏng cảnh quan một cách chính xác nhất có thể, đáng tin cậy và rẻ tiền” – ông Fedutinov nói tiếp.

Xe tăng BREM-1 của Nga. Ảnh: Wikimedia Commons

Xe tăng BREM-1 của Nga. Ảnh: Wikimedia Commons

Cũng theo ông Fedutinov, việc trang bị quy mô lớn các khí tài quân sự trên mặt đất của Nga bằng công nghệ ngụy trang như vậy sẽ khiến khoảng 95% máy bay không người lái (UAV) của đối thủ vốn đã lỗi thời khó có thể phát hiện ra chúng.

“Phần lớn UAV trinh sát thuộc loại UAV cỡ nhỏ. Chúng không có phần cứng để xử lý và phân tích thông tin hình ảnh được truyền đến. Việc phân tích dữ liệu do người điều khiển UAV, tức là con người, trực tiếp thực hiện. Điều này sẽ thực sự rất khó để phát hiện và xác định các khí tài được ngụy trang bằng lớp phủ đặc biệt này” – ông Fedutinov giải thích.

Theo chuyên gia Fedutinov, lớp ngụy trang như tắc kè hoa sẽ đặc biệt hiệu quả khi các UAV trinh sát thường cố gắng duy trì một khoảng cách vừa đủ với kẻ thù để không bị phát hiện.

Tuy vậy, Chameleon sẽ không hoàn toàn là thuốc tiên chữa bách bệnh để bảo vệ khí tài quân sự Nga, vì lớp phủ chỉ gây ra thách thức cho các UAV trinh sát đơn giản, ngay cả khi chúng chiếm khoảng 95% tổng số UAV hiện có.

Nếu một loại UAV có khả năng sử dụng thiết bị trinh sát hoạt động ở nhiều dải sóng khác nhau cùng một lúc thì điều này sẽ giảm đáng kể hiệu quả của Chameleon.

Bất chấp những hạn chế trên, theo ông Fedutinov, lớp phủ Chameleon vẫn là sự bổ sung mạnh mẽ cho quân đội Nga. Lớp ngụy trang này sẽ mang đến cơ hội sống sót trong chiến đấu cao hơn so với thiết bị được ngụy trang thông thường. Trong một cuộc đối đầu trực diện giữa hai lực lượng bộ binh cơ giới ngang tầm, bên nào có thiết bị được trang bị lớp phủ Chameleon sẽ vượt trội hơn.

Điểm yếu của lớp ngụy trang “Tắc kè hoa”

Tuy vậy, các UAV công nghệ cao được trang bị hệ thống giám sát, do thám đa kênh tiên tiến cũng như hệ thống tự động xử lý và phân tích thông tin trên máy bay sẽ phát hiện ra Chameleon, một đại diện giấu tên của một nhà sản xuất UAV hàng đầu ở Nga nói.

“Các loại UAV thậm chí không cần được trang bị máy ảnh nhiệt mà đơn thuần chỉ là cảm biến quang học sẽ có thể phát hiện ra những phương tiện như vậy. Các camera có độ phân giải cao và các thuật toán tự động xử lý thông tin sẽ giúp ích cho việc này” – nguồn tin nói.

UAV Orlan-10 của Nga tại một cuộc tập trận quân sự. Ảnh: The Defense Post

UAV Orlan-10 của Nga tại một cuộc tập trận quân sự. Ảnh: The Defense Post

Cũng theo chuyên gia này, UAV quân sự công nghệ cao hiện đại được trang bị mạng nơ-ron nhân tạo (neural network) có thể dễ dàng xác định một ô tô của hãng nào đó trong môi trường đô thị đông đúc, ngay khi chỉ có thể nhìn thấy phần mui xe nhô ra từ một tán cây.

“Các loại UAV đắt đỏ hơn được trang bị mạng nơ-ron nhân tạo và cảm biến thích hợp sẽ giúp nó dễ dàng theo dõi xe tăng dù chỉ cần quan sát nòng súng – thứ khó có thể che giấu bằng lớp phủ điện sắc do ứng suất động lực trong quá trình bắn. Mạng nơ-ron nhân tạo của UAV sẽ nhìn thấy bóng xe tăng, dấu vết bánh xe, súng máy, ăng-ten, thiết bị giám sát, khí thải…” – chuyên gia này cho biết.

Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy, theo đại diện nhà phát triển UAV của Nga, lớp ngụy trang mới nếu được sử dụng trên quy mô lớn vẫn sẽ tạo ra thách thức cho những người điều khiển UAV, vũ khí hàng không cũng như những người điều khiển hệ thống quan sát quang học trên mặt đất.

“Chẳng hạn, nếu Nga sử dụng lớp ngụy trang này trên quy mô lớn, các nước NATO sẽ phải tính toán việc tăng chi tiêu quân sự cho phát triển công nghệ mạng rơ-ron nhân tạo, hệ thống xử lý dữ liệu lớn cho UAV và hệ thống mặt đất của họ, cho trực thăng hay phương tiện bọc thép” – chuyên gia trên kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Dấu hiệu trên xe bọc thép Nga có thể khiến Ukraine lo sợ

Quân đội Nga hiện diện gần biên giới Ukraine được cho là đã sơn thêm 1 dải sọc trắng trên các xe bọc thép, dấu hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN