Thực hư Trung Quốc dùng vũ khí "lò vi sóng" xua đuổi binh sĩ Ấn Độ trên dãy Himalaya

Binh sĩ Trung Quốc được cho là đã sử dụng vũ khí tạo ra sóng điện từ, giống như trong lò vi sóng, để buộc binh sĩ Ấn Độ phải rút lui trong những cuộc đụng độ căng thẳng trên dãy Himalaya.

Trung Quốc từng giới thiệu vũ khí vi sóng trang bị trên xe tải.

Trung Quốc từng giới thiệu vũ khí vi sóng trang bị trên xe tải.

Sóng điện từ một khi được sử dụng ở quy mô quân sự, có thể gây bỏng nặng. Báo Anh Daily Mail dẫn lời nhà nghiên cứu Trung Quốc Jin Canrong nói “khu vực vùng núi tranh chấp biến thành lò vi sóng” và nhiều binh sĩ Ấn Độ bị nôn mửa.

Theo nguồn tin, vũ khí tạo ra sóng điện từ có thể gây tổn thương cho mục tiêu ở khoảng cách tới 1km. Ông Jin ca ngợi bước đi này của quân đội Trung Quốc, nhằm xua đuổi binh sĩ Ấn Độ mà không cần phải nổ súng.

Đây được coi là lần đầu tiên vũ khí vi sóng được sử dụng trên thực địa. Theo nguồn tin, vũ khí này được quân đội Trung Quốc sử dụng ở vùng tranh chấp với Ấn Độ từ tháng 8, vài tuần sau cuộc ẩu đả chết người.

Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ đã bác bỏ thông tin Trung Quốc sử dụng vũ khí vi sóng ở vùng tranh chấp, nói rằng đó là "tin giả". "Thông tin đó là giả, hoàn toàn không chính xác", quân đội Ấn Độ viết trên mạng xã hội Twitter.

Ông Jin nói chỉ sau 15 phút, “các binh sĩ Ấn Độ trấn giữ đỉnh đồi bắt đầu bị nôn mửa”. “Họ không chịu đựng thêm được nữa nên đã rút lui. Đó là cách chúng tôi chiếm lại cứ điểm”, ông Jin nói.

Theo ông Jin, vũ khí vi sóng là cách Trung Quốc đối phó hiệu quả với những lực lượng đặc nhiệm rất giỏi tác chiến vùng núi của Ấn Độ.

Quân đội Mỹ cũng sở hữu loại vũ khí có tính năng tương tự.

Quân đội Mỹ cũng sở hữu loại vũ khí có tính năng tương tự.

Ngoài mục đích quân sự, vũ khí vi sóng cũng được dùng trong dân sự, hiệu quả trong việc giải tán đám đông. Nhưng nếu sử dụng quá mức có thể gây bỏng.

Quân đội Mỹ cũng sở hữu loại vũ khí này, thậm chí từng được triển khai đến Afghanistan, nhưng chưa bao giờ được đem thực chiến.

Lầu Năm Góc mô tả vũ khí vi sóng là “hệ thống phi sát thương có tầm hoạt động rộng và tập trung hơn nhiều so với vũ khí phi sát thương truyền thống”.

Ở thời điểm hiện tại, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang tích cực đàm phán. Các binh sĩ hai nước đóng quân ở vùng tranh chấp đang phải chịu đựng điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, nhiệt độ xuống tới âm 18 độ C.

Đây là thời điểm duy nhất hai bên có thể rút quân. Bởi một khi bước sang tháng 12, tuyết rơi dày sẽ khiến các binh sĩ phải ở lại trong suốt quãng thời gian còn lại của mùa đông.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ sẽ xây đập quy mô gấp đôi đập thủy điện lớn nhất hành tinh trên sông chảy vào Ấn Độ?

Căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong năm nay tập trung ở vùng biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, nhưng có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN