Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Trung Quốc có thể khiến Mỹ e dè khi có khả năng vươn tới Mỹ trong 21 phút và bắn phá 10 mục tiêu liên tiếp bằng đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ - 1

DF-41 được cho là tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa nhất hiện nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm tới Mỹ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân. Báo Financial Times cho biết trong thời gian ngắn sắp tới tên lửa đạn đạo DF-41 sẽ được bổ sung vào các căn cứ Lực lượng Tên lửa Chiến lược trong năm 2016.

Tên lửa DF-41 (Đông Phong-41 ) của Trung Quốc là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có tính cơ động cao, sử dụng nhiên liệu rắn và có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. DF-41 do Học viện Kĩ thuật Tên lửa Trung Quốc thiết kế, sản xuất, có trọng lượng 80 tấn, chiều dài 21m, đường kính 2,25m, tốc độ Mach 25 (30.000km/giờ).

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, tầm hoạt động của DF-41 từ 12.000 đến 15.000km và đây là loại tên lửa tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay, vượt trội so với tên lửa đạn đạo LGM-30 Minuteman do quân đội Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ - 2

Tầm bắn và thời gian tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

DF-41 có thể di chuyển với vận tốc 30.000km/giờ và khả năng bắn phá đồng thời 10 mục tiêu cấp độ thành phố bằng đầu đạn hạt nhân. Công nghệ này của Trung Quốc giúp cải thiện phần nào cán cân với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Dự án phát triển tên lửa DF-41 được khởi động từ năm 1986 đến nay.

Tổ chức Air Power Australia cho biết dự án chế tạo DF-41 từng bị hủy bỏ trước năm 2000 và công nghệ phát triển được áp dụng lại lên tên lửa DF-31A. Tới năm 2002, chương trình phát triển lại khởi động trở lại. Một số chuyên gia quân sự cho biết trong cuộc duyệt binh quốc gia năm 2009, tên lửa DF-41 đã được phô diễn trước đông đảo quần chúng.

Trang web Free Beacon có trụ sở ở Mỹ thông tin tên lửa DF-41 được bay thử nghiệm lần đầu vào tháng 7.2012. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ không đưa tin về vụ thử tên lửa này nhưng Free Beacon cho biết các quan chức quân sự Mỹ khẳng định tên lửa được phóng 2 lần trong năm 2012.

Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ - 3

Đồ họa quá trình phóng tên lửa đạn đạo và công phá mục tiêu.

Bộ Quốc phòng Mỹ không thông tin cụ thể về tên lửa DF-41 với Quốc hội nước này nhưng có nhấn mạnh “Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động mới có thể bắn phá đa mục tiêu”. Cuối tháng 12.2013, tên lửa đạn đạo DF-41 được cho là thử nghiệm tại bãi thử tên lửa Ngũ Trại ở tỉnh Thiểm Tây khiến mặt đất xung quanh rung chuyển mạnh.

Richard Fisher, chuyên gia quân sự châu Á-Thái Bình Dương nói rằng một Quân đoàn Pháo binh Số 2 điển hình có từ 6-12 bệ phóng tên lửa và 6-12 tên lửa bổ sung. Điều này đồng nghĩa mỗi đơn vị tên lửa được trang bị ít nhất 12-24 tên lửa DF-41 và giúp mỗi khẩu đội có thể tấn công nước Mỹ với 120-240 đầu đạn hạt nhân bắn phá cùng lúc.

Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ - 4

Mẫu tên lửa đạn đạo gắn trên tàu hỏa của Nga mang tên RT-23 Molodets

Tổ chức Free Beacon khẳng định Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa DF-41 với công nghệ quay lại khí quyển lần đầu tiên ngày 13.12.2014. Trung Quốc cũng xác nhận thông tin này và cho biết nước này có quyền thử nghiệm khoa học mà không nhằm vào bất kì quốc gia nào. Vụ thử vẫn được thực hiện ở bãi thử tên lửa Ngũ Trại, Thiểm Tây. Tháng 8.2015, Trung Quốc lại bắn thử lần thứ 4 tên lửa DF-41.

Đầu tháng 12.2015, Trung Quốc thực hiện thử nghiệm tên lửa DF-41 gắn trên tàu hỏa, phiên bản tương tự mẫu RT-23 Molodets của Nga.

Tên lửa TQ chỉ cần 21 phút bắn tới 10 mục tiêu ở Mỹ - 5

Tên lửa Trident II được Hải quân Mỹ và Hải quân Anh sử dụng, mỗi quả có thể bắn cùng lúc 14 mục tiêu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN