Kế hoạch dự phòng của Mỹ nếu chiến tranh với Trung Quốc

Mỹ không còn có thể dựa vào các căn cứ quân sự không quân trên Thái Bình Dương nếu xảy ra tấn công tên lửa trong giả thuyết cuộc chiến Mỹ - Trung nổ ra...

Kế hoạch dự phòng của Mỹ nếu chiến tranh với Trung Quốc - 1

Mỹ đang tìm các kế hoạch dự phòng trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc.

Ngày 25/2, tờ The National Interest trích bình luận đăng tải trên tạp chí của Tập đoàn RAND cho thấy thực tế còn đau thương hơn: trong trường hợp xấu nhất (xảy ra chiến tranh với Trung Quốc), “những cuộc tấn công chính xác và quy mô lớn hơn có thể phá huỷ, gây tổn hại lớn cho máy bay, thậm chí buộc đóng cửa sân bay (tại các căn cứ không quân Thái Bình Dương) trong thời gian dài”.

Giả thuyết có cuộc chiến Mỹ - Trung xảy ra, căn cứ không quân Kadena tại Okinawa – nơi có địa thế gần nhất với Trung Quốc sẽ bị tấn công mạnh nhất. Tháng 9/2015, Trung Quốc đã công bố tên lửa đạn đạo DF-26 có thể vươn tới Căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam – cách lục địa Trung Quốc 3.000 dặm. Andersen và Kadena đều là những căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất và quan trọng nhất của Mỹ.

Do đó, Mỹ đã tính đến các trường hợp dự phòng. Tinian một hòn đảo nhỏ nhưng thịnh vượng gần Guam đang được dự đoán sẽ là một trong những căn cứ dự phòng của Không lực Mỹ. Ngày 10/2 vừa qua, Không lực Mỹ thông báo sẽ chọn Tinian là phi trường trong trường hợp việc tiếp cận Căn cứ không quân Andersen, Guam hoặc các vị trí trên tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương bị hạn chế hoặc không thể sử dụng”.

Trong đề xuất ngân sách năm 2017, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu khoản ngân sách 9 triệu USD mua 17,5 mẫu Anh đất để phục vụ hoạt động xây dựng phi trường và các hoạt động tập trận. Nếu không xảy ra chiến tranh, việc mở rộng phi trường Tinian sẽ được dùng để chứa lên tới 12 máy bay tiếp dầu và nhân quân”.

Còn tại thời điểm này, Tinian là hòn đảo đang “say giấc”. Nhớ lại thời Chiến tranh thế giới thứ II, hai đơn vị Hải quân số 4 và số 2 của Mỹ đã chiếm được hòn đảo này, sau đó được sử dụng làm căn cứ để hai pháo đài bay B-29 Enola Gay và Bockscar cất cánh, thực hiện nhiệm vụ thả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản). Một kho vũ khí, hạ tầng quân sự hầu hết là đường băng trong cuộc chiến này đang bị bỏ quên và không sử dụng tới.

Ban đầu không lực Mỹ muốn tiếp cận đảo Saipan. Đây là hòn đảo rất gần Tinian, có dân số gấp 15 lần, có 1 sân bay lớn và cảng lớn. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà hoạt động địa phương vì nghi ngại nó làm ảnh hưởng tới “san hô, nguồn nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng và các yếu tố kinh tế xã hội khác” trong khu vực. Bên cạnh đó, sân bay tại Saipan luôn trong tình trạng quá tải. Do đó, người dân địa phương sẽ không vui khi nhìn thấy viễn cảnh chứa thêm hàng trăm quân nhân tới đây tập trận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN