Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm phải vật thể lạ ở Biển Đông: Thủy thủ đoàn đối mặt điều tồi tệ

Tại quần đảo Guam, tiền đồn của Mỹ ở Thái Bình Dương, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut thuộc lớp Seawolf đang là trung tâm cuộc điều tra của hải quân Mỹ, sau khi gặp tai nạn nghiêm trọng ở Biển Đông.

Trở về căn cứ ở Guam, thủy thủ đoàn trên tàu USS Connecticut bị cách ly và thẩm vấn, chưa biết ngày có thể quay trở về nhà.

Trở về căn cứ ở Guam, thủy thủ đoàn trên tàu USS Connecticut bị cách ly và thẩm vấn, chưa biết ngày có thể quay trở về nhà.

Theo tạp chí Forbes, chuyến cập cảng đầu tiên sau một sự cố hàng hải không bao giờ là điều nhẹ nhàng đối với bất kỳ tàu hải quân nào. 

Khi các nhà điều tra và nhân viên sửa chữa xác định thiệt hại và nguyên nhân tai nạn, thủy thủ đoàn của tàu USS Connecticut vẫn phải chờ đợi án kỷ luật treo lơ lửng trên đầu.

Sự cố xảy ra với tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut không hề đơn giản. Sau khi va chạm với vật thể không xác định ở Biển Đông, tàu nổi lên mặt nước, di chuyển hàng ngàn km về căn cứ trên đảo Guam trong một tuần.

Nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu. Các thủy thủ đoàn thông thường luân phiên thực hiện nhiệm vụ trên tàu ngầm hạt nhân trong 6 tháng. Do sự cố xảy ra, người thân và bạn bè của các thủy thủ có thể phải chờ đợi thêm hàng tháng, trước khi thấy các thủy thủ được phép quay về nhà.

Ở lại trên đảo Guam cũng không phải nơi an toàn với thủy thủ đoàn. Các thủy thủ, sĩ quan và thuyền trưởng nhiều khả năng bị thẩm vấn thường xuyên. Mọi sai sót nhỏ trong quá trình vận hành con tàu vốn có thể được bỏ qua, nay sẽ bị xem xét kỹ lưỡng.

Thuyền trưởng và các sĩ quan trên tàu chờ đợi phán quyết từ hải quân. Với những sự cố nghiêm trọng, thuyền trưởng bị cách chức, thậm chí giải ngũ, phải quay về nhà ê chề một mình, theo Forbes.

Forbes cho rằng, việc hải quân khiến các thủy thủ đoàn phải chờ đợi hàng tháng để biết về số phận của mình, gây căng thẳng không cần thiết.

Năm 2001, sau sự cố tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Greenville đâm chìm một tàu Nhật Bản, thuyền trưởng bị thay thế ngay ngày hôm sau.

11 năm sau, sau sự cố tàu ngầm USS Montpelier va chạm với tàu tuần dương USS San Jacinto, hải quân Mỹ mất 3 tháng để cách chức thuyền trưởng.

Forbes cũng đặt câu hỏi về việc giới lãnh đạo hải quân Mỹ đến nay vẫn kín tiếng về số phận tàu USS Connecticut, giống như thể con tàu không còn tồn tại.

Bằng cách giấu tàu USS Connecticut ở Guam và tránh xa khỏi sự dò xét của công chúng, hải quân Mỹ đang muốn ngăn công chúng Mỹ biết chuyện gì đã xảy ra, theo Forbes.

Nga và Trung Quốc với mạng lưới thu thập thông tin tình báo phức tạp có thể đã biết liệu tàu USS Connecticut có bị hư hại hay không và mức độ thiệt hại như thế nào.

Tạp chí Mỹ kết luận, việc hải quân Mỹ đến nay vẫn im lặng không hề có lợi. Thủy thủ đoàn gồm 101 người bị cách ly, thẩm vấn trên đảo gây căng thẳng không cần thiết. Đây là vấn đề mà hải quân Mỹ cần giải quyết trong tương lai gần.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao tàu ngầm hạt nhân hàng tỷ USD vẫn có thể đâm vào nhau dưới biển?

Có nhiều yếu tố tạo ra điểm mù đối với các tàu ngầm hạt nhân hoạt động dưới lòng biển, đôi khi hai tàu ngầm hạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN