Vật gì có thể lọt qua hệ thống đề phòng va vào tàu ngầm hạt nhân đắt giá nhất của Mỹ?

Tàu ngầm luôn sử dụng các hệ thống thủy âm để phát hiện các vật thể trong vùng nước xung quanh. Vậy làm thế nào một vật lạ có thể va chạm với tàu ngầm hạt nhân Mỹ khiến 11 người bị thương?

Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut neo tại một căn cứ hải quân năm 2008.

Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut neo tại một căn cứ hải quân năm 2008.

Giới chức quốc phòng Mỹ gần đây xác nhận tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut va phải vật thể chưa xác định khi di chuyển dưới nước ở Biển Đông. Cú va chạm mạnh khiến 11 thủy thủ bị thương.

Đến ngày 8.10, tàu USS Connecticut thuộc lớp tàu ngầm Seawolf, trị giá lên tới 8,5 tỉ USD (theo tỉ giá hiện nay), đã về tới căn cứ trên đảo Guam. Hải quân Mỹ hiện chưa công bố thiệt hại của tàu.

Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut có lượng giãn nước 9.300 tấn, dài 108 mét, được Mỹ đưa vào sử dụng năm 1998 với một lò phản ứng hạt nhân duy nhất. Tàu có 140 thành viên thủy thủ đoàn.

Tàu USS Connecticut được thiết kế đối phó Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Dù là tàu ngầm 20 năm tuổi, tàu vẫn có những tính năng mà các tàu ngầm tấn công hạt nhân ngày nay không sánh bằng.

“Đó là tàu ngầm hiện đại nhất trong năng lực tác chiến săn ngầm”, Alessio Patalano, giáo sư Đại học King ở London, Anh, nói.

Hải quân Mỹ chưa tiết lộ nguyên nhân khiến tàu ngầm Connecticut gặp tai nạn. Các chuyên gia nhận định, sự cố có thể do môi trường biển ồn ào tại khu vực có nhiều tàu bè qua lại, cũng như địa hình phức tạp dưới đáy biển.

USS Connecticut là tàu ngầm hạt nhân trị giá 8,5 tỉ USD của hải quân Mỹ.

USS Connecticut là tàu ngầm hạt nhân trị giá 8,5 tỉ USD của hải quân Mỹ.

"Đó có thể là vật thể đủ nhỏ khiến các hệ thống thủy âm trên tàu bỏ sót trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn", Patalano nói.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, các tàu ngầm sử dụng hệ thống thủy âm thụ động để phát hiện các vật thể trong vùng nước xung quanh, nhờ vào việc xác định âm thanh vọng lại.

Điều này giúp tàu không để lộ vị trí, vẫn hoạt động yên tĩnh và bí mật. Nhưng nhược điểm của hệ thống thủy âm thụ động là tàu không thể phát hiện các vật thể tĩnh.

Trong khi đó, hệ thống thủy âm chủ động giúp tàu ngầm nhận diện các vật cản, nhưng các tàu ngầm đối phương cũng sẽ thu được các tín hiệu thủy âm này. Một tàu ngầm để lộ vị trí dưới đáy biển là điều tồi tệ nhất, đặc biệt trong tình huống phải chiến đấu.

Các chuyên gia nhận định, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải và ngư trường nhộn nhịp nhất thế giới. Tiếng ồn từ tàu thuyền trên mặt nước có thể gây nhiễu tín hiệu thủy âm, khiến thủy thủ trong tàu ngầm không nhận biết được những vật thể gây nguy hiểm.

"Tùy thuộc địa điểm xảy ra sự cố, các tiếng ồn gây nhiễu, vốn thường đến từ hoạt động giao thông trên mặt nước, có thể ảnh hưởng đến các cảm biến", Patalano nói.

Carl Schuster, cựu Giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo chung thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nói Biển Đông trong tự nhiên đã rất ồn ào. Tiếng ồn đến từ dòng chảy quanh các đảo và đá cùng các điều kiện hải lưu không đồng nhất ảnh hưởng tới việc tiếp nhận âm thanh của tàu ngầm.

“Đây là khu vực cần phải lập bản đồ đáy biển liên tục. Một tàu ngầm có thể đâm vào ngọn núi chưa từng được phát hiện dưới đáy biển”, ông Schuster nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đụng vật lạ ở Biển Đông: Đắt đỏ bậc nhất, hoạt động cực kỳ bí mật

USS Connecticut, tàu ngầm hạt nhân tối tân và bí ẩn thuộc lớp Seawolf của hải quân Mỹ, gần đây gặp sự cố đâm phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN