Sức mạnh của tiêm kích Su-22
Là dòng máy bay quân sự có tuổi đời lên đến 50 năm, Su-22 được coi là lực lượng "xương sống" của nhiều quốc gia trên thế giới.
Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay tiêm kích Su-17 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. Máy bay được thiết kế hệ thống cánh cụp, cánh xòe giúp nó hoạt động cực kỳ linh hoạt và triệt tiêu các nhược điểm về khí động học.
Máy bay Su-22 được biên chế trong quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới.
Su-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975 và được sản xuất hàng loạt với nhiều cải tiến từ năm 1976 đến năm 1990. Hơn 350 chiếc máy bay loại này đã được cung cấp cho 18 quốc gia. Trong số đó có Iraq, Libya, Syria, Việt Nam, Afghanistan, Angola, Yemen, Peru, Romania, Ba Lan, Hungary, Đức.
Bản vẽ kỹ thuật của máy bay Su-22.
Tiêm kích Su-22 có chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg.
Su-22 được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 cho phép máy bay bay với tốc độ tối đa 1.860 km/h, tầm hoạt động 2.500 km với trần bay khoảng 15.000 m.
Máy bay được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công khác nhau.
Vũ khí trang bị của Su-22 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn mỗi pháo. Các điểm treo trên cánh cho phép máy bay mang tải trọng 4.000 kg vũ khí gồm bom, rocket, tên lửa đối không R-13 và R-60, tên lửa đối đất dẫn đường Kh-23, Kh-25 và Kh-29, cũng như tên lửa diệt radar Kh-28 và Kh-58.
Biến thể Su-22 dành cho không quân Việt Nam.
Tại Việt Nam, máy bay chiến đấu Su-22 đã đi vào biên chế từ năm 1979 và dần thay thế cho một số loại tiêm kích lỗi thời như MIG-21, MIG-19.
Nguồn: [Link nguồn]
Ba Lan gần đây ký 2 thỏa thuận mua hàng chục máy bay chiến đấu của Mỹ và Hàn Quốc, nhằm thay thế MiG-29 và Su-22 có từ thời Liên Xô. Ba Lan từng chứng kiến không ít vụ Su-22...