Sự thật về tấm bản đồ dịch Covid-19 lây lan trên thế giới đang khiến nhiều người mắc lừa

Trong khi các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực theo dõi và ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19, những thông tin sai lệch về dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan mạnh mẽ trên internet.

Hình ảnh gây hiểu nhầm về phạm vi dịch Covid-19 trôi bị nhiều trang tin đăng tải (Ảnh: Twitter/The Sun)

Hình ảnh gây hiểu nhầm về phạm vi dịch Covid-19 trôi bị nhiều trang tin đăng tải (Ảnh: Twitter/The Sun)

Một hình bản đồ minh họa các tuyến hàng không trên thế giới đã được dùng hàng thập kỷ nhưng không hiểu vì một lý do nào đó lại được nhiều trang tin trên thế giới dùng làm bản đồ minh họa tốc độ lây lan của dịch Covid-19.

Hệ quả là hàng loạt các dòng tít giật gân, như "Bản đồ mới cho thấy không có quốc gia nào an toàn khỏi Covid-19", hay "Chấn động: Bản biểu thị phạm vi lây nhiễm của virus Vũ Hán lên 400 thành phố trên thế giới " đang khiến dư luận hoang mang.

Vụ việc khởi đầu ra sao?

Vào đầu tháng này, Dự án Tăng trưởng Dân số Thế giới, một tổ chức có trụ sở tại Đại học Southampton, Anh, đã công bố dự đoán về các địa điểm mà những người ở Vũ Hán, nơi dịch Covid-19 bùng phát, từng đi lại trong khoảng 2 tuần trước thời điểm toàn thành phố bị phong tỏa.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu về các chuyến bay và điện thoại di động của cư dân Vũ Hán từ những năm trước, và ước tính gần 60.000 người tại khu vực này có thể đã đặt chân tới gần 400 thành phố trên toàn thế giới, trước khi chính quyền Vũ Hán áp lệnh cấm đi lại đối với toàn thành phố.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã đăng tải loạt tin về công trình của họ trên Twitter, trong đó có bản đồ minh họa các tuyến du lịch hàng không toàn cầu.

Một số người dùng Twitter đã thắc mắc về bản đồ - được bao phủ bởi các đường chỉ màu đỏ ký hiệu đường bay trên thế giới – có phải minh họa cho kết quả của nghiên cứu hay không. "Không," nhóm nghiên cứu giải thích, “Đó chỉ là một phần trong các bài đăng, nhằm thể hiện phạm vi các chuyến bay trên toàn cầu”. Hình ảnh sau đó đã bị xóa.

Nhưng "bằng một cách nào đó, sự thật về câu chuyện đã bị bóp méo", văn phòng báo chí của Đại học Southampton cho biết với BBC.

Điều gì đã xảy ra tiếp theo?

Hình bản đồ được cho là được sử dụng lần đầu bởi một số cơ quan báo chí Úc. Nó cũng từng xuất hiện trên các trang báo mạng của The Sun, Daily Mail và Metro.

Thậm chí, kênh truyền hình Úc 7News đã sử dụng hình bản đồ này trong một chương trình hội luận trên TV. Đoạn video ghi lại một phần nội dung của nó đã thu hút tới hơn 7 triệu lượt xem trên mạng xã hội trước thời điểm bị gỡ xuống.

Chương trình hội luận trên kênh truyền hình 7News về hình bản đồ (Ảnh: 7News)

Chương trình hội luận trên kênh truyền hình 7News về hình bản đồ (Ảnh: 7News)

Trong chương trình, bản đồ được cho là dự đoán về sự lây lan dịch Covid-19 trên toàn cầu. Theo người dẫn chương trình, các đường chỉ màu đỏ trên bản đồ biểu thị quãng đường di tản 5 triệu cư dân Vũ Hán ra khỏi thành phố.

Nhưng trên thực tế, những đường chỉ đỏ này chỉ hiển thị các đường bay trên khắp thế giới.

Và con số 5 triệu người lại đến từ một nguồn tin hoàn toàn khác. Nó được cho là từ phát biểu từ Thị trưởng thành phố Vũ Hán, khi đề cập đến số người rời khỏi thành phố trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hầu hết trong số họ vẫn ở lại Trung Quốc.

Hiện tại thì sao?

7News hiện đã xóa hình bản đồ và video chương trình khỏi mạng xã hội.

Nhưng nó vẫn còn trôi nổi trên nhiều trang tin thuộc các ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Việt.

Vào tuần trước, một vị khách mời trong chương trình radio của phát thanh viên Mỹ Glenn Beck đã giải thích rằng nhóm nghiên cứu tại Anh chỉ theo dõi dữ liệu di động của 60.000 người đã rời khỏi Trung Quốc để tạo ra hình bản đồ trên.

"Tấm bản đồ này thật đáng sợ", ông cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc bỏ cách tính số ca nhiễm virus Corona của Hồ Bắc

Trung Quốc đại lục hôm 20.2 thông báo số ca được tính là nhiễm virus Corona thấp nhất kể từ cuối tháng 1 và có sự thay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Anh - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN