Sự thật chuyện 40 vạn người chết khi xây Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng

Vạn lý Trường Thành là bức tường và các công sự trải dài tới 21.000km ở phía bắc Trung Quốc do hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng.

Tần Thủy Hoàng là người đề ra ý tưởng xây dựng Vạn lý Trường Thành.

Tần Thủy Hoàng là người đề ra ý tưởng xây dựng Vạn lý Trường Thành.

Tần Thủy Hoàng là người đề ra ý tưởng xây dựng Vạn lý Trường Thành bảo vệ Trung Hoa khỏi sự xâm lấn, cướp bóc của các bộ tộc du mục phương bắc, theo History.

Trên thực tế, các dấu vết đầu tiên về Vạn lý Trường Thành đã có từ trước thời Tần Thủy Hoàng hàng trăm năm, trong giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc.

Năm 220 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng ra lệnh xóa hết biên giới giữa các nước chư hầu, các bức tường ở phía bắc được kết nối thành Vạn lý Trường Thành.

Tướng Mông Điềm được giao nhiệm vụ giám sát quá trình xây dựng, tận dụng một đội quân khổng lồ, dân thường và các tù nhân.

Vạn lý Trường Thành thời Tần Thủy Hoàng

Vạn lý Trường Thành là công trình quy mô hàng đầu thế giới.

Vạn lý Trường Thành là công trình quy mô hàng đầu thế giới.

Vạn lý Trường Thành thời Tần Thủy Hoàng dài 4.800km, từ Sơn Hải Quan cho đến tỉnh Cam Túc. Ở một số khu vực, tường thành được xây dày hơn để gia cố an ninh.

Tường thành cao khoảng 10 mét với các thành lũy nằm rải rác cùng tháp canh. Theo History, sử sách Trung Hoa chép rằng ước tính có tới 400.000 người bỏ mạng để xây dựng Vạn lý Trường Thành thời Tần Thủy Hoàng. Những người chết được chôn ngay bên trong tường thành.

Con số 400.000 người chết suốt một thời gian dài là chủ đề tranh cãi của các học giả Trung Quốc. Có người cho rằng 400.000 người là đội quân của tướng Mông Điềm, tiến lên phương bắc đánh dẹp các bộ tộc thiểu số, tạo khoảng trống xây dựng tường thành.

Không rõ trong số này có bao nhiêu người là chết khi chiến đấu, có bao nhiêu người chết khi xây dựng tường thành và còn những người chết vì bệnh tật.

Một lý do gây tranh cãi là Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, chỉ nắm quyền khoảng 10 năm thì qua đời. Ngoài Vạn lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng cũng cho xây dựng nhiều công trình nguy nga khác, tiêu tốn nhiều nhân lực nên số người chết khi xây Vạn lý Trường Thành có thể đã bị thổi phồng, theo History.

Sau này, Mông Điềm cùng con trai cả của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô bị gian thần hại chết. Trung Hoa chìm trong hỗn loạn và kế hoạch xây tường thành cũng bị ngừng lại suốt hàng trăm năm.

Nhà Minh góp công lớn nhất

Ngày nay, những di tích về Vạn lý Trường Thành chủ yếu được xây ở thời nhà Minh (1368-1644). Vạn lý Trường Thành ngày nay được xây từ năm 1474, sau một giai đoạn nhà Minh không ngừng mở mang bờ cõi, chuyển về trạng thái phòng thủ, theo History.

Vạn lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay được xây từ thời nhà Minh.

Vạn lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay được xây từ thời nhà Minh.

Việc mở rộng, gia cố Vạn lý Trường Thành phù hợp với chiến lược  này. Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng dọc theo bức tường. Bức tường được xây bằng những vật liệu tốt với đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành, tốt hơn nhiều so với thời Tần Thủy Hoàng.

Điều đáng nói là mặc dù tường thành được xây dựng với quy mô lớn hơn, số người chết khi xây dựng Vạn lý Trường Thành thời nhà Minh lại không được nhắc đến.

Trên thực tế, dù là công trình đồ sộ mang ý nghĩa chiến lược, Vạn lý Trường Thành chưa bao giờ ngăn được bước tiến của kẻ thù phương bắc, dù đó là các bộ lạc du mục, quân Mông Cổ hay cuối cùng là người Mãn.

Vào giữa thế kỷ 17, người Mãn từ phương bắc tiến xuống phía nam, vượt qua tường thành để kiểm soát Bắc Kinh, chấm dứt sự cai trị của nhà Minh, mở ra thời nhà Thanh.

Các nhà sử học quân sự  ngày nay thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại. Nhà Minh tốn nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì nhưng lại không hiệu quả bằng việc mua thêm vũ khí như pháo, súng để nâng cao khả năng chiến đấu.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị danh tướng Việt khiến Tần Thủy Hoàng nể phục, cho đúc tượng và xây đền thờ tưởng nhớ

Vào thời nhà Tần, đã từng có một vị tướng nước Việt được Tần Thủy Hoàng mời sang tận Trung Quốc, nắm quyền chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - History ([Tên nguồn])
Bí ẩn về vị vua Tần Thủy Hoàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN