Sư đoàn tăng thiết giáp mạnh nhất Triều Tiên từng đả bại Mỹ

Sư đoàn tăng thiết giáp thiện chiến và được trang bị phương tiện chiến đấu hiện đại nhất của Triều Tiên luôn sẵn sàng nếu một ngày chiến tranh quay trở lại trên bán đảo Triều Tiên.

Sư đoàn tăng thiết giáp mạnh nhất Triều Tiên từng đả bại Mỹ - 1

Sư đoàn tăng thiết giáp số 105 của Triều Tiên là đơn vị gánh trọng tránh giải phóng Seoul. Ảnh minh họa.

Theo National Interest, sau Thế chiến 2, bán đảo Triều Tiên do hai lực lượng chiếm giữ, phân định ranh giới bằng vĩ tuyến 38. Ở miền bắc là Triều Tiên do Liên Xô hậu thuẫn, phía nam là Hàn Quốc do Mỹ và đồng minh hậu thuẫn.

Liên Xô khi đó bắt đầu huấn luyện và trang bị cho quân đội Triều Tiên vũ khí hiện đại. Đội quân đó nhanh chóng phát triển với quy mô 10 sư đoàn và đáng chú ý nhất là sư đoàn tăng thiết giáp số 105.

Tháng 6.1950, quân đội Triều Tiên tràn xuống phía nam, tấn công Hàn Quốc vốn chỉ được trang bị xe tăng và vũ khí hạng nhẹ.

Đơn vị chủ chốt trong sư đoàn tăng thiết giáp số 105 là trung đoàn xe tăng số 15. Đơn vị này được thành lập năm 1948, do Đại tá Yu Kyong Su, anh rể nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành chỉ huy.

Nhiều binh sĩ trong trung đoàn xe tăng số 15 là cựu binh từng phục vụ trong quân đội Liên Xô và Trung Quốc. Phát triển từ lực lượng nhỏ, sư đoàn tăng thiết giáp số 105 khi đó có tới 120 xe tăng T-34.

Đơn vị được coi là mũi giáo trong sứ mệnh thống nhất bán đảo Triều Tiên của Bình Nhưỡng. Mẫu xe tăng T-34/85 chính là loại vũ khí từng giúp Liên Xô tiến vào Berlin cách đó chỉ 5 năm.

T-34/85 có giáp mỏng hơn mẫu xe tăng M26 Pershing của Mỹ nhưng được trang bị hỏa lực cực mạnh, đủ xuyên giáp chiếc Pershing cách 1km.

Sư đoàn tăng thiết giáp mạnh nhất Triều Tiên từng đả bại Mỹ - 2

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ca ngợi sư đoàn tăng thiết giáp số 5 bởi tinh thần luôn "sẵn sàng giải phóng Hàn Quốc".

Sư đoàn tăng thiết giáp số 105 chia làm 3 tiểu đoàn xe tăng số 107, 109 và 203. Mỗi tiểu đoàn biên chế 40 xe tăng. Một tiểu đoàn khác số hiệu 308 được trang bị 16 pháo tự hành Su-76 và được hỗ trợ bởi trung đoàn bộ binh cơ giới số 206.

Ở bên kia chiến tuyến, quân đội Hàn Quốc những năm 1950 chủ yếu chỉ có bộ binh, 37 xe bọc thép M8 Greyound và 140 súng chống tăng. Bộ binh còn được trang bị 1.900 khẩu bazooka nhưng loại vũ khí này đã trở nên lỗi thời sau Thế chiến 2.

Sư đoàn tăng thiết giáp 105 đánh tan sư đoàn bộ binh số 1 và 7 của Hàn Quốc chỉ sau vài ngày. Nhiều xe tăng bị trúng đạn nhưng không chiếc nào bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Sư đoàn 105 đặt chân đến thủ đô Seoul, Hàn Quốc, sau 4 ngày giao tranh.

Hơn một tháng tiến xuống phía nam, sư đoàn tăng thiết giáp 105 đụng độ đơn vị lính Mỹ đầu tiên. Đặc nhiệm Smith, không vận từ Nhật Bản, chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ.

Trong cuộc đối đầu với 33 xe tăng thuộc sư đoàn 105, lính Mỹ thảm bại nặng nề, chỉ vô hiệu hóa hoàn toàn được 2 xe tăng Triều Tiên, trong khi tổn thất lên tới 150 người chết và bị thương.

Đến tháng 9, Mỹ cấp tốc bổ sung nhân lực và các vũ khí hạng nặng đến phòng tuyến cuối cùng của Hàn Quốc ở Pusan. Đó cũng là lúc sư đoàn tăng thiết giáp số 105 của Triều Tiên đối diện với tổn thất nặng nề.

Sư đoàn tăng thiết giáp mạnh nhất Triều Tiên từng đả bại Mỹ - 3

Mẫu xe tăng Pokpung-ho hiện đại nhất của Triều Tiên dành riêng cho sư đoàn tăng thiết giáp số 105.

Đợt tấn công cuối cùng bao gồm 100 xe tăng không thành công. Phía Triều Tiên tổn thất tới 239 xe tăng số với con số 60 của Mỹ và đồng minh. Sư đoàn tăng thiết giáp Triều Tiên khi đó gần như bị tê liệt hoàn toàn.

Đơn vị này được tái cơ cấu vào năm 1951 nhưng không tham gia chiến đấu cho đến khi hòa bình lập lại trên bán đảo Triều Tiên. Ngày nay, sư đoàn 105 được biết đến là đơn vị cơ giới hiện đại và mạnh nhất của Triều Tiên.

Sư đoàn tăng thiết giáp số 105 được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Pokpung-ho. Mẫu xe tăng này lần đầu được phương Tây chỉ biết đến vào năm 2002, sản xuất dựa trên nguyên mẫu T-72 và xe tăng K1 của Hàn Quốc.

Xe tăng được trang bị pháo chính 125mm, súng máy hạng nặng và 4 lựu đạn khói, sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Phiên bản mới nhất Triều Tiên giới thiệu hồi tháng 4.2017 còn có thêm 2 tên lửa phòng không ở phía sau tháp pháo và hai ống phóng lựu đạn tự động.

200 xe tăng Pokpung-ho được chuyển giao toàn bộ cho sư đoàn tăng thiết giáp số 5. Nếu có một ngày chiến tranh quay trở lại bán đảo Triều Tiên, sư đoàn 105 sẽ là lực lượng nòng cốt tiến về giải phóng Seoul.

Mặc dù năng lực của đơn vị này trong thời hiện đại chưa được kiểm chứng, sư đoàn tăng thiết giáp số 105 được đánh giá là lực lượng cơ giới mạnh nhất ở châu Á, sẵn sàng cho mọi cuộc chiến tranh trong tương lai, National Interest kết luận.

Trận thua đau của Mỹ trước quân Triều Tiên

Trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, đơn vị quân đội Mỹ được giao nhiệm vụ chặn bước tiến của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN