Soi lỗ hổng trong năng lực phòng thủ siêu thanh của Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Việc Mỹ dựa vào hệ thống tên lửa Standard Missile-6 (SM-6) để phòng không khiến nước này trở nên dễ tổn thương trước các loại vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga.

Một vụ phóng tên lửa SM-6 từ tàu chiến Mỹ. (Ảnh: Fb)

Một vụ phóng tên lửa SM-6 từ tàu chiến Mỹ. (Ảnh: Fb)

Khi các nước có tiềm lực quân sự mạnh đua nhau thử tên lửa siêu thanh, một cuộc đua mới đang diễn ra để phát triển năng lực phòng thủ hiệu quả trước loại vũ khí có thể thay đổi cuộc chơi. Đối với Mỹ, tên lửa SM-6 vẫn là nền tảng của các hệ thống phòng thủ, cho thấy có một lỗ hổng rõ ràng trong hệ thống đối phó với loại vũ khí di chuyển rất nhanh và phức tạp.

Được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013, SM-6 là thế hệ đầu tiên trong gia đình tên lửa “Standard”, bao gồm năng lực phòng thủ 3 trong 1 đối không, đối đất và trên biển, giúp nó đánh chặn các tên lửa hành trình và đạn đạo.

SM-6 có 3 phiên bản, gồm SM-6 Block I được trang bị cho các tàu mang hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ, Block IA giải quyết những trục trặc kỹ thuật liên quan đến phiên bản đầu tiên, và phiên bản SM-6 Dual có thể hạ gục các mục tiêu tên lửa hành trình và đạn đạo.

Một số báo cáo nói rằng SM-6 có năng lực “non nớt” khi chống lại các mục tiêu siêu thanh. Dù SM-6 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh, nhưng hiệu quả của nó trong chống lại mục tiêu siêu thanh cơ động vẫn là vấn đề đáng ngờ.

Năm ngoái, một cặp tên lửa SM-6 Dual phóng từ tàu chiến Aegis của Mỹ đã thất bại khi đánh chặn một mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung. Tuy nhiên, SM-6 Dual đã được thử thành công vào các năm 2017 và 2016, cho thấy hiệu quả của hệ thống này trước các loại tên lửa đạn đạo truyền thống vẫn chập chờn.

Khi tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh trong giai đoạn tái nhập, chúng di chuyển theo một cung đạn đạo có thể dự đoán trước, từ đó có thể tính toán thời điểm đánh chặn ở giai đoạn giữa. Tuy nhiên, việc đánh trúng mục tiêu cơ động siêu âm sẽ khó hơn nhiều.

Hiện tại, năng lực phòng thủ tên lửa của Mỹ đang đối mặt với nhiều trở ngại về chính trị, kỹ thuật và chi phí, gây hạn chế hiệu quả trong đối phó với những mối đe doạ siêu thanh.

Nhạy cảm chính trị đối với việc triển khai hệ thống tên lửa ở các nước đồng minh của Mỹ là có thể để lại những điểm mù khiến những nước đó có nguy cơ bị tổn thương. Những nước đó lo ngại bản thân họ sẽ trở thành mục tiêu bị tấn công. Điều này thể hiện trong các cuộc biểu tình phản đối ở Hàn Quốc trước việc triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) từ năm 2017.

Những hạn chế về địa lý của radar phòng thủ tên lửa cho thấy không phải tất cả các khu vực quan trọng đều được bảo vệ. Điều đó được thể hiện ở thực tế là lá chắn tên lửa của NATO đặt tại Ba Lan không thể bảo vệ Bulgaria, Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe doạ tên lửa từ Iran.

Hệ thống SM-6 Dual tốn chi phí lên đến 5 triệu USD/quả, nên việc bảo đảm đủ vũ khí để đánh bại một cuộc tấn công bão hoà bằng tên lửa siêu thanh sẽ cực kỳ tốn kém.

Với những hạn chế đó, sẽ hợp lý nếu phát triển các phương tiện thay thế để đối phó với vũ khí siêu thanh. Một lựa chọn đơn giản là sử dụng tên lửa đánh chặn siêu thanh.

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã trao cho các hãng Lockheed Martin, Northrop Grumman và Raytheon hợp đồng để phát triển thiết bị chặn giai đoạn lướt.

Năm 2020, MDA báo cáo vấn đề về ngân sách dành cho chương trình và quyết định dừng phát triển thiết bị đánh chặn vũ khí siêu thanh, đồng thời cho biết sẽ nghiên cứu các giải pháp ngắn hạn khả thi hơn.

Súng điện từ (railgun) là một lựa chọn khác để đối phó với vũ khí siêu thanh. Thay vì sử dụng chất nổ, súng điện tử sử dụng năng lượng điện từ để bắn tên lửa di chuyển với tốc độ siêu thanh. Cách này giúp giảm đáng kể chi phí đánh chặn.

Tuy nhiên, súng điện từ đòi hỏi nguồn năng lượng cao trong mỗi lần bắn và vấn đề đặt ra là phải tìm được những điện cực có thể chịu được nhiệt độ cao sinh ra từ nhiều tia lửa. Điều này vẫn là một thách thức kỹ thuật đáng kể.

Một lựa chọn khác là phát triển vũ khí laser. Tuy nhiên, súng laser cũng đòi hỏi nguồn năng lượng lớn, trong khi năng lượng đó sẽ yếu đi sau quãng đường dài và có thể bị thời tiết tác động.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh tốc độ khủng: Gần 20.000 km/h

Quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh với tốc độ gần 20.000 km/h.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang - AT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN