Sinh vật sống dai nhất Trái đất không thể chết?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra câu trả lời đối với loài sinh vật gần như không thể bị hủy hoại, có thể dễ dàng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

Sinh vật sống dai nhất Trái đất không thể chết? - 1

Cơ thể Tardigrades tạo ra loại protein đặc biệt, giúp chúng sống sót trong những môi trường khắc nghiệt nhất.

Theo Independent, Tardigrade hay còn gọi là bọ gấu nước, là sinh vật duy nhất trên Trái đất tiệm cận đến khái niệm bất tử.

Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại bởi bất kỳ hình thức nào. Chúng sống được ở mọi môi trường, từ đáy đại dương đến đỉnh Everest. Dù có bị đun sôi 150 độ, hay đóng băng ở 0 độ C, chúng vẫn không thể chết.

Đem chúng ra ngoài vũ trụ, nơi khiến con người chết ngay lập tức, chúng vẫn sống và thậm chí còn thoải mái “làm chuyện ấy”, sinh sôi nảy nở.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra bí mật ẩn sau khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc của sinh vật này. Tiến sĩ Thomas Boothby đến từ Đại học Bắc Carolina, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Phát hiện lớn nhất của chúng tôi là việc loài gấu nước đã phát triển được các gene đặc biệt, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện khô hạn nhất".

“Protein mã hóa bởi các gene của loài vật này là độc nhất. Nó có thể bảo vệ các vật chất hữu cơ như vi khuẩn, men và các enzyme”, ông Boothby nói.

Sinh vật sống dai nhất Trái đất không thể chết? - 2

Tardigrades được coi là loài sinh vật tiến gần nhất đến khái niệm bất tử.

Loại protein này được đặt tên là TDP, theo tên gọi của sinh vật dài 1mm “sống dai” nhất thế giới này.

Trước kia, khả năng sinh tồn đáng sợ của gấu nước được cho là nhờ vào trehelose, một loại đường thường thấy trong cơ thể của loài tôm. Loại đường này cho phép gấu nước có thể sống sót dù ở trong môi trường không có nước đến cả một thập kỷ.

Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, công bố trên tạp chí Molecular Cell, các nhà khoa học đưa loại gene này vào chất lên men và vi khuẩn. Kết quả là chúng cũng có khả năng tồn tại đáng kinh ngạc như gấu nước.

Theo Tiến sĩ Boothby, TDP ứng dụng vào thực tế có thể được dùng để bảo vệ cây trồng khỏi hạn hán và bảo quản thuốc mà không cần tủ lạnh.

“Việc ổn định các loại dược phẩm ở trạng thái khô là điều hết sức quan trọng đối với tôi”, ông Boothby nói. “Tôi lớn lên ở châu Phi, nơi luôn thiếu tủ lạnh ở những nơi vùng sâu, vùng xa”.

“Những ứng dụng thực tế hàng ngày là nguyên nhân thôi thúc tôi nghiên cứu về loài bọ gấu nước”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Independent ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN