Siêu công nghệ giúp lính Mỹ... suy nghĩ chết kẻ thù

Một thiết bị đột phá đã được tạo ra, có thể cho phép các binh sĩ Mỹ điều khiển những thiết bị và phương tiện quân sự chỉ bằng suy nghĩ của họ.

Siêu chip thông minh có thể giúp các binh sĩ điều khiển vũ khí bằng suy nghĩ (ảnh Dailystar)

Siêu chip thông minh có thể giúp các binh sĩ điều khiển vũ khí bằng suy nghĩ (ảnh Dailystar)

Các nhà khoa học từ một số trường đại học ở Mỹ mới đây đã thành công khi tạo ra một dải giao diện kết nối giữa não người với máy tính hoặc các thiết bị điện tử. Công nghệ này được tích hợp vào một con chip siêu nhỏ, gắn trực tiếp vào phần cổ trên của người dùng.

Con chip sẽ thu nhận tín hiệu não và chuyển đổi chúng thành thông tin kỹ thuật số cho máy tính, giúp người dùng điều khiển những thiết bị này chỉ bằng suy nghĩ.

Trước hết, người sử dụng con chip trên đã có thể điều khiển được xe hơi và các máy tính khác bằng suy nghĩ với tốc độ siêu nhanh. Ông Woon Hong Yeo, nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Georgia, tuyên bố:

“Hệ thống truyền tải suy nghĩ phức tạp của não, được tích hợp trên con chip siêu nhỏ mà chúng tôi đã phát triển này, hiện tại, đã có thể điều khiển linh hoạt những chiếc xe lăn điện, xe hơi mini hay trình diễn phần mềm trên máy tính”. 

Ban đầu, con chip này được thiết kế dành cho những người không có khả năng di chuyển, để họ có thể điều khiển các phương tiện đi lại và các thiết bị điện tử dân dụng của mình một cách thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, ứng dụng của con chip nói trên có thể rộng lớn hơn rất nhiều.  

Ông Woon Hong Yeo nói thêm: “Hệ thống này của chúng tôi có thể được sử dụng để điều khiển nhiều thiết bị khác, bao gồm cả thiết bị quân sự. Năm ngoái, cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng của quân đội Mỹ (DARPA), đã cho ra đời thế hệ máy bay chiến đấu mới, được điều khiển bởi một phi công ngồi cách đó hàng trăm dặm, với một con chip cấy ghép trong não.

Nếu sử dụng hệ thống chip giao tiếp máy tính – não tinh vi (gọi tắt là BCI) này, một binh sĩ sẽ có thể điều khiển tối đa ba máy bay phản lực cùng một lúc, chỉ bằng suy nghĩ của họ”.

Thiết bị nhỏ gọn này sẽ là bước đột phá đối với ngành khoa học quân sự trong tương lai nghĩ (ảnh Truthout)

Thiết bị nhỏ gọn này sẽ là bước đột phá đối với ngành khoa học quân sự trong tương lai nghĩ (ảnh Truthout)

Chương trình phát triển công nghệ siêu chip này đã được các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ không ngừng nghiên cứu và phát triển từ năm 2015.

Vào năm 2016, một phi công được kết nối với một bộ chip thần kinh cấy trong não, đã có thể điều hướng một chiếc máy bay trong chuyến bay giả lập, trong khi đó, vẫn dễ dàng điều khiển hai chiếc máy bay khác trong đội hình bay.

Vào năm 2017, một phi công khác cũng đã điều khiển một chiếc máy bay chiến đấu, thông qua hệ thống mô phỏng bằng thiết bị phản hồi xúc giác. Tuy nhiên, hệ thống phản hồi xúc giác được cấy trực tiếp này, đã gây ra cảm giác rất ngứa rát lòng bàn tay của người điều khiển.

Có thể nói, hệ thống giao tiếp giữa não bộ và các thiết bị điện tử được tích hợp trong siêu chip vừa được phát triển, là một bước tiến vô cùng lớn đối với ngành công nghệ trong tương lai, cũng như lĩnh vực quân sự.

Yếu tố quyết định giúp hạm đội tàu sân bay Mỹ đánh chìm tàu sân bay TQ?

Chuyên gia Nga nhận định rằng Mỹ có yếu tố quyết định đánh bại tàu sân bay Trung Quốc trên biển, dù Bắc Kinh có thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Dailystar ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN