5 quốc gia nắm giữ vận mệnh sự sống trên Trái đất

Chỉ một vài quốc gia còn giữ được môi trường sống tự nhiên, chưa từng được con người khai phá.

5 quốc gia nắm giữ vận mệnh sự sống trên Trái đất - 1

Trái đất đối mặt với nguy cơ mất đa dạng sinh học nghiêm trọng.

Hơn 70 môi trường tự nhiên trên Trái đất nằm ở lãnh thổ của 5 quốc gia, theo nghiên cứu mới của Đại học Queensland, News.com.au đưa tin.

Đó là Nga, Canada, Úc, Mỹ và Brazil. Khu vực tự nhiên chưa từng bị con người xâm lấn hiện chỉ còn ở diện tích tương đương một phần tư Trái đất.

Khu vực này là nhà của hàng ngàn động vật có nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng, đánh bắt cá quá mức. Đó cũng là nơi giúp con người chống lại hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu Úc lo ngại rằng, con người đang bước đến giai đoạn nguy hiểm khi hệ sinh thái tự nhiên cuối cùng còn lại bị hủy hoại.

Giáo sư James Watson đến từ Đại học Queensland nói: “Một thế kỷ trước, chỉ 15% bề mặt Trái đất được con người sử dụng để gieo trồng và chăn nuôi gia súc”.

5 quốc gia nắm giữ vận mệnh sự sống trên Trái đất - 2

Hơn 70% diện tích tự nhiên trên Trái đất chưa từng bị con người tác động, nằm ở 5 quốc gia trên thế giới.

“Ngày nay, 77% diện tích đất, ngoại trừ Nam Cực và 87% đại dương bị tổn hại vì hoạt động trực tiếp của con người”. Điều đáng lo ngại nhất là việc hệ sinh thái tự nhiên biến mất nhanh chóng.

“Có lẽ thật khó tin, nhưng từ năm 1993-2009, một khu vực rộng 3,3 triệu km2 ở Ấn Độ bị con người xâm lấn để xây nhà, khai thác mỏ, săn bắn…”, Giáo sư Watson nói.

Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ gây tổn hại đến đa dạng sinh học và thảm họa tồi tệ. Mọi thứ phải thay đổi nếu chúng ta muốn ngăn hệ sinh thái trên Trái đất biến mất vĩnh viễn”, nhóm nghiên cứu viết.

Trên thực tế, 5 quốc gia còn diện tích tự nhiên lớn nhất lại là những nước không tích cực chống biến đổi khí hậu. Khu rừng taiga và vùng đất băng giá đang bị tổn hại vì khí thải nhà kính.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Mỹ khỏi thuận Paris về biến đổi khí hậu. Chính quyền Brazil nhắc đến việc giảm bớt quy định bảo tồn khu rừng rậm Amazon.

Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Trái đất đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng thứ 6, với việc Trái đất đang mất dần sự đa dạng sinh học.

Báo cáo của WWF cho thấy 60% động vật hoang dã đã bị con người tận diệt chỉ trong vòng 40 năm, bao gồm chim, loài bò sát, lưỡng cư, động vật có vú và cá.

Hoạt động nông nghiệp, khai hoang là nguyên nhân chính khiến các sinh vật cứ dần biến mất.

Sắp hết thời gian để cứu Trái đất khỏi thảm họa khủng khiếp

Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - News.com.au ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN