Quốc gia từng có hơn 10 lần giao tranh với Nga

Nước Nga trong lịch sử nổi lên từ thế kỷ thứ 9, từng giao tranh với nhiều thế lực hùng mạnh như đế quốc Đông La Mã, đế quốc Mông Cổ, vương quốc Thụy Điển, Đại công quốc Litva, nhưng đối thủ nhiều duyên nợ nhất phải kể đến là Thổ Nhĩ Kỳ.

Binh sĩ Nga giao tranh với quân Thổ trong trận đánh Đèo Shipka năm 1877.

Binh sĩ Nga giao tranh với quân Thổ trong trận đánh Đèo Shipka năm 1877.

Nước Nga trong lịch sử chỉ chính thức xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, nhưng trải qua vô số các cuộc chiến tranh khốc liệt. Nga luôn được coi là một thế lực đáng gờm ở châu Âu, từng trải qua 4 thế kỷ giao tranh với một đế quốc hùng mạnh bậc nhất. Loạt bài dài kỳ này sẽ điểm lại các dấu mốc quan trọng trong quan hệ đầy sóng gió giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong 4 thập kỷ, đế quốc Nga và đế quốc Ottoman hay còn gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đã nhiều lần đụng độ đẫm máu nhằm tranh giành quyền kiểm soát các vùng đất bên bờ Biển Đen, vùng Balkan và vùng Caucasus. 

Từ giữa thế kỷ 16 đến cuối Thế chiến 1, hai đế quốc giao tranh 12 lần. Tính trung bình, các binh sĩ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ nhau trên chiến trường sau mỗi 25 năm, theo báo Nga RBTH.

Cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Nga và người Thổ được ghi nhận vào năm 1541. Ở thời điểm đó, Sahib I Giray, khả hãn của Hãn quốc Crimea, phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Moscow và yêu cầu Ottoman hỗ trợ các khẩu đội pháo binh.

Trong các cuộc giao tranh năm đó, người Nga đã giành chiến thắng lớn, đánh bại người Tatar, một nhóm dân tộc Turk (Trung Quốc gọi là người Đột Quyết) ở Crimea và phá hủy nhiều khẩu pháo.

Kể từ đó, đế quốc Nga ngày càng mở rộng về phía nam, chiếm Kazan (năm 1552) Astrakhan (năm 1556) và gây sức ép lớn cho hoàng đế Ottoman Selim II. Hoàng đế biết rằng cần phải đẩy lùi người Nga khỏi biên giới và chấm dứt ảnh hưởng của Nga ở Crimea.

Tuy nhiên, các cuộc chinh phạt của hoàng đế Selim II không kết thúc với chiến thắng. Năm 1569, quân Thổ thất bại trong cuộc chiến với Nga ở Astrakhan. Năm 1572, 7.000 quân Thổ thiệt mạng cùng với đại quân của Khả Hãn Crimea, Devlet I Giray trong trận Molodi cách Moscow khoảng 50km.

Trong giai đoạn thế kỷ 17 và 18, cục diện giao tranh nghiêng về hướng có lợi cho Nga. Đế quốc Nga ngăn chặn thành công đội quân Ottoman ở khu vực nay thuộc Ukraine. Quân Nga kiểm soát Kiev và vùng lãnh thổ bên bờ sông Dnipor, chiếm pháo đài Azov của quân Thổ bên bờ biển Azov vào năm 1696. Đây là vùng biển hải quân Nga bắt đầu xây dựng hạm đội đầu tiên.

Trong chiến dịch sông Pruth năm 1711, đợt giá rét bất ngờ gây bất lợi, khiến 80.000 quân của Sa hoàng Peter Đại đế bị 200.000 quân Thổ và Crimea ở Moldavia vây chặt (nay thuộc Ukraine, Moldova và Romania).

Trong 4 thập kỷ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh với nhau khoảng 13 lần.

Trong 4 thập kỷ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh với nhau khoảng 13 lần.

Sa hoàng Peter đại đế phải ký thỏa thuận hòa bình để giữ mạng sống cho binh sĩ, cam kết không can thiệp vào Khối thịnh vượng chung Ba Lan – Litva, cũng như nhượng lại vùng Azov cho đế quốc Ottoman.

Giai đoạn năm 1768-1744 đánh dấu những cuộc giao tranh quan trọng trong lịch sử Nga-Thổ. Tháng 7.1770, hải đội Nga đánh tan hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó nắm quyền kiểm soát phía đông Địa Trung Hải.

“Nước trộn lẫn với máu và tro, tạo nên cảnh tượng khó coi. Xác chết cháy nổi trên mặt nước nhiều đến mức gây cản trở di chuyển của các con thuyền”, hoàng tử Nga Yuri Dolgorukov, người tham gia vào trận chiến, kể lại, theo RBTH.

Quân Nga sau đó còn giành nhiều thắng lợi ở các khu vực đất liền như Larga, Cahul và Kozluca (nay thuộc Moldova). Có thời điểm, hải quân Nga còn kiểm soát cảng Beirut, một trong những hải cảng quan trọng của đế quốc Ottoman.

Sau những trận chiến liên miên, người Thổ mất ảnh hưởng ở bán đảo Crimea. Năm 1783, bán đảo này trở thành một phần của đế quốc Nga. Nhờ đó, Nga có quyền thành lập Hạm đội Biển Đen, đưa tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.

Vùng lãnh thổ lớn nhất mà đế quốc Ottoman kiểm soát trong giai đoạn năm 1683 - 1699, bao gồm toàn bộ Biển Đen.

Vùng lãnh thổ lớn nhất mà đế quốc Ottoman kiểm soát trong giai đoạn năm 1683 - 1699, bao gồm toàn bộ Biển Đen.

Giữa thế kỷ 19, đế quốc Ottoman ngày càng suy yếu. Người Nga nhân cơ hội này đẩy lùi người Thổ khỏi các khu vực ở phía bắc Biển Đen, vùng Caucasus và vùng Balkan.

Cuộc chiến Crimea năm 1853-1856 gây ra tổn thất lớn cho Nga và liên quân Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trận Sinop diễn ra vào ngày 30.11.1853, hạm đội Nga đánh tan hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ, phá hủy 15 tàu chiến, khiến 3.000 thủy thủ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và bắt sống phó đô đốc Osman Pasha.

“Cuộc thảm sát ở Sinop”, cách mà truyền thông phương Tây khi đó mô tả về xung đột Nga-Thổ, khiến hai đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ là Pháp và Anh tham chiến.

Tận dụng ưu thế về trang bị và thực tế là quân đội Nga có tư duy chiến đấu lỗi thời, quân đồng minh đã giành chiến thắng quyết định. Sa hoàng Nga Nicholas I qua đời ngày 2.3.1855, khi quân đồng minh vây hãm thành Sevastopol ở bán đảo Crimea. Phương Tây cho rằng Sa hoàng Nga uống thuốc độc tự tử, còn người Nga khi đó nói rằng Sa hoàng qua đời do bệnh viêm phổi.

Thất bại khiến Nga buộc phải ký Hiệp ước Paris với nhiều điều khoản bất lợi, tạm thời mất quyền thành lập Hạm đội Biển Đen (được khôi phục vào năm 1871).

Ngày 24.7.1877, Nga tuyên chiến với đế quốc Ottoman với lý do giải phóng các dân tộc ở vùng Balkan. Cuộc chiến mở đầu đầy khó khăn, nhưng quân Nga sau đó giành được nhiều thắng lợi, thậm chí còn tiến sát đến Istanbul.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay hết sức phức tạp. Hai nước duy trì quan hệ hợp tác, nhưng cũng có những mâu thuẫn trong vấn đề Syria.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay hết sức phức tạp. Hai nước duy trì quan hệ hợp tác, nhưng cũng có những mâu thuẫn trong vấn đề Syria.

Đối nguy cơ quân Nga đánh đến thủ đô, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải ký Hiệp ước San Stefano. Theo đó, Romania, Serbia & Montenegro trở thành các nước độc lập. Người Thổ mất quyền kiểm soát lãnh thổ ở vùng Caucasus và vùng Balkan cho Nga.

Việc đế quốc Nga kiểm soát các vùng lãnh thổ của Ottoman khiến phương Tây quan ngại. Trước sức ép ngoại giao, năm 1878 ở Berlin, Nga buộc phải thay đổi một số điều khoản trong Hiệp ước San Stefano, trao lại một số vùng đất cho đế quốc Ottoman và đồng minh.

“Châu Âu đứng ngoài nhìn chúng tôi đánh bại người Thổ, đổ nhiều xương máu và tiền của, nhưng họ không cho chúng tôi hưởng lợi ích mà lẽ ra phù hợp với chúng tôi”, đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nikolai Ignatyev khi đó nói.

Cuộc xung đột quân sự cuối cùng giữa hai đế quốc là trong Thế chiến 1. Chi tiêu quân sự tốn kém cùng với những bất ổn trong nước khiến đế quốc Nga sụp đổ năm 1917, trong cuộc Cách mạng tháng Mười Nga do lãnh tụ Lenin lãnh đạo. Đế quốc Ottoman là phe thua trận trong Thế chiến 1, bị phương Tây xâu xé và sụp đổ năm 1922.

Những bất ổn trong nước khiến cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của đế quốc Nga vào năm 1917. Đế quốc Ottoman với tư cách là bên thua cuộc, bị mất nhiều phần lãnh thổ vào tay phương Tây và sụp đổ năm 1922.

Một năm sau, cuộc đấu tranh giành độc lập của người Thổ đi đến cao trào, với sự xuất hiện của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ cho đến ngày nay.

Dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thế lực có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thành viên NATO, nhưng có đường lối ngoại giao và quân sự riêng.

Ngày 24.11.2015, cường kích Su-24 của không quân Nga, làm nhiệm vụ chống khủng bố IS ở Syria, bị chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã gửi lời xin lỗi chính thức.

Sự việc đã khiến quan hệ Nga-Thổ rơi xuống mức căng thẳng nhất trong hàng thập kỷ. Tháng 10.2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thống nhất quan điểm về việc nỗ lực khôi phục quan hệ song phương, bỏ qua những hiểu lầm trong quá khứ.

Trong cuộc xung đột Ukraine năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lập trường trung lập, khẳng định không từ bỏ quan hệ hợp tác kinh tế với Nga, mong muốn Nga và Ukraine sớm tìm được giải pháp chấm dứt xung đột thông qua đối thoại.

________________________

Thổ Nhĩ Kỳ từng có giai đoạn kiểm soát hoàn toàn Biển Đen, nhưng sau này để Nga lấn lướt. Người Thổ không ngờ rằng các tàu chiến Nga xuất phát từ Biển Đen đã giáng một đòn đau với hạm đội hùng mạnh của họ. Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản 10 giờ sáng ngày 2.5.2022 trên mục Thế giới để tìm hiểu thêm về sự kiện này.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đóng cửa không phận với máy bay Nga đến Syria

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 23/4 thông báo Ankara sẽ đóng cửa không phận với máy bay từ Nga đến Syria. Mặc dù là một thành viên NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN