Quốc gia châu Á có gần 2.000 người nhiễm Covid-19 chần chừ phong tỏa thủ đô

Chính phủ Nhật Bản ngày 30.3 khẳng định chưa tính đến chuyện phong tỏa thủ đô Tokyo dù ca nhiễm mới không ngừng tăng.


Theo SCMP, tính đến ngày 30.3, Nhật bản ghi nhận 1.953 ca nhiễm Covid-19 (trừ số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess) và 56 người tử vong.

Hôm 29.3, Tokyo ghi nhận số ca nhiễm lớn nhất với 68 người dương tính với Covid-19, nâng tổng số người nhiễm virus ở thủ đô lên con số 430.

Số ca nhiễm trên đối với quốc gia có 127 triệu người dường như là khá khiêm tốn so với tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản xét nghiệm ít hơn các nước láng giềng để hạn chế mức độ lo ngại của công chúng.

Nhân viên an ninh đứng gác tại nơi thường hây tập trung người dân đến chụp ảnh trong mùa hoa anh đào.

Nhân viên an ninh đứng gác tại nơi thường hây tập trung người dân đến chụp ảnh trong mùa hoa anh đào.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nhiều tuần qua đã tìm kiếm sự đồng thuận của các nghị sĩ đối lập để có thể ban bố tình trạng khẩn cấp, từ đó trao quyền cho ông Abe ra lệnh phong tỏa thủ đô. Tuy nhiên, Chánh Văn phòng Nội Các Nhật Bản Yoshi Yoshihide Suga khẳng định chưa có lệnh phong tỏa Tokyo kể từ ngày 1.4.

Ông Yoshihide Suga nói cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe và tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, không liên quan đến chủ đề trên.

Nhiều chuyên gia Nhật Bản kêu gọi ông Abe công bố tình trạng khẩn cấp để đối phó dịch bệnh. “Nếu chúng ta chờ số ca nhiễm bùng nổ thì mọi chuyện đã quá muộn”, Satoshi Kamayachi, thành viên ban điều hành của Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, nói.

Thống đốc Osaka, Hirofumi Yoshimura nói rằng Tokyo và Osaka là hai khu vực cần phải ưu tiên áp đặt các biện pháp siết chặt, bao gồm khuyến cáo người dân ở nhà.

Người dân Tokyo đi bộ đến ga tàu điện ngầm hôm 30.3.

Người dân Tokyo đi bộ đến ga tàu điện ngầm hôm 30.3.

Nhưng chính phủ Nhật có lý do trì hoãn lệnh phong tỏa, trong bối cảnh Tokyo và các vùng lân cận chiếm 1/3 GDP cả nước. Phong tỏa Tokyo sẽ có tác động tiêu cực với nền kinh tế Nhật, đặc biệt khi Olympic mùa hè 2020 đã bị hoãn sang năm sau.

“Hệ quả của phong tỏa còn lớn hơn cả việc hoãn Olympic”, Yuichi Kodama, nhà kinh tế học Nhật Bản, nói với Bloomberg. “Các hoạt động kinh tế sẽ đóng băng và sức mua sẽ giảm mạnh”.

Hideo Kumano, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Dai-ichi, nói với Reuters rằng. có khả năng khu vực đô thị Tokyo bị phong tỏa nhưng nó giống như “việc dòng máu ngừng chảy qua nền kinh tế Nhật”.

Ông Kumano ước tính tổn thất đối với nền kinh tế cho một tháng phong tỏa Tokyo tương đương 47 tỉ USD.

Khu Shibuya nổi tiếng ở Tokyo.

Khu Shibuya nổi tiếng ở Tokyo.

Tokyo và các vùng lân cận mỗi năm tạo ra tới 1,7 nghìn tỉ USD, là nơi đặt trụ sở của 51% công ty lớn nhất ở Nhật. Thủ đô Nhật Bản ước tính hiện có 15,9 triệu người sinh sống.

Song song với việc hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, chính phủ Nhật cũng tính đến chuyện phát coupon cho người dân để kích cầu tiêu thụ hàng hóa nội địa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các chính trị gia Nhật ở vùng nuôi bò Wagyu kiến chính phủ phát coupon giảm giá thịt bò để hỗ trợ các gia đình, theo SCMP.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19: 1.200 người tử vong, Thống đốc New York khẩn thiết kêu cứu

Thống đốc bang New York – Mỹ Andrew Cuomo khẩn thiết kêu gọi các tình nguyện viên y tế từ các bang khác đến giúp khi số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN