Quốc gia bất ngờ “né” được dịch Covid-19 nhờ… chiến tranh

Bất chấp lời khuyên từ các cơ quan y tế về việc tránh xa các cuộc tụ họp đông người, Moayed al-Missaoui và bạn bè vẫn đi xem một trận bóng đá trong một quán cà phê náo nhiệt ở thủ đô.

Dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hơn 100 quốc gia kể từ tháng 12 năm ngoái, nhiều người dân Libya vẫn tin rằng sự cô lập đối với đất nước bị chiến tranh tàn phá của họ có thể làm giảm bớt mối đe dọa này.

Đối với khán giả truyền hình, sự hỗn loạn xảy ra từ cuộc nội chiến năm 2011, biến Libya thành một “vùng cấm”, hóa ra cũng có mặt tích cực của nó.

Việc đóng cửa liên tục sân bay duy nhất còn hoạt động tại Tripoli và những hạn chế đi lại với thế giới bên ngoài cho đến nay đã đưa đất nước Bắc Phi này tạm tránh khỏi dịch Covid-19, không giống như nhiều quốc gia láng giềng khác.

Moayed, hiện đang là sinh viên đại học, cho biết: "Chúng tôi được bảo vệ khỏi virus ở Libya, khi thủ đô bị bao vây và các tuyến giao thông dưới đất và trên không bị phong tỏa".

Anh nói rằng đất nước của mình "không có gì phải sợ" từ virus, kể cả khi số ca nhiễm trên 105 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cho đến nay đã lên tới hơn 126.000, với hơn 4.600 ca tử vong.

Nhịp sống vẫn diễn ra bình thường tại Libya, nơi cho đến nay vẫn chưa ghi nhận ca dương tính nào với Covid-19 (Ảnh: Mahmud TURKIA)

Nhịp sống vẫn diễn ra bình thường tại Libya, nơi cho đến nay vẫn chưa ghi nhận ca dương tính nào với Covid-19 (Ảnh: Mahmud TURKIA)

Các cổ động viên Libya chăm chú dán mắt vào màn hình TV đang trực tiếp một trận đấu tại giải VĐGQ Italia. Những hình ảnh xuyên suốt trận đấu cho thấy sân vận động hoàn toàn trống rỗng, yên ắng ngoài tiếng bẻ còi của trọng tài và tiếng la hét của các huấn luyện viên, trái ngược hoàn toàn với sự náo nhiệt bên trong quán cà phê tại Tripoli.

"Những người Ý đã bị tước đoạt niềm vui, khi không thể xem các trận bóng đá trong sân vận động và thậm chí tại các quán cà phê hay các địa điểm công cộng khác, những nơi đang mang lại cho chúng tôi niềm vui thực sự", Moayed nói với một nụ cười lớn.

Diya Abdel Karim, một người đam mê bóng đá Italia, nói rằng "thật hợp lý" khi áp dụng cách tiếp cận thoải mái hơn ở Libya trong thời điểm hiện tại.

"Tốt nhất là không nên khuấy động nỗi sợ hãi và hoảng loạn cho người dân, để chính phủ có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa mà không phải chịu bất kỳ áp lực nào", Diya, hiện đang là nha sĩ, cho biết, "Dù vậy, chúng tôi vẫn phải rất cảnh giác."

Một số ít bi quan

Sự hỗn loạn xảy ra từ cuộc cách mạng năm 2011, biến Libya thành một “vùng cấm”, hóa ra cũng có mặt "tích cực" của nó (Ảnh: Mahmud TURKIA)

Sự hỗn loạn xảy ra từ cuộc cách mạng năm 2011, biến Libya thành một “vùng cấm”, hóa ra cũng có mặt "tích cực" của nó (Ảnh: Mahmud TURKIA)

Theo giới chức Libya, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp nào dương tính với Covid-19 được ghi nhận tại quốc gia này, nơi chỉ cách Italia một bờ Địa Trung Hải.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Libya (CNLM) có trụ sở tại Tripoli cho biết họ đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp phòng ngừa nếu virus Corona xâm nhập vào nước này.

"Virus đã bao vây Libya từ mọi phía. Các nước láng giềng của chúng tôi đều đã xác nhận có trường hợp dương tính, nên chúng tôi phải luôn để mắt đến những mối đe dọa xuyên biên giới", chủ tịch CNLM Badreddine al-Najjar cho biết,

Dù nhiều nước lân cận với Libya như Ai Cập, Tunisia và Algeria đều tuyên bố có các trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng theo ông al-Najjar, "vẫn chưa phải lúc để chúng ta nói về một đại dịch".

Sự bất ổn triền miên ở Libya đã dẫn đến việc đóng cửa hầu hết đại sứ quán các nước phương Tây vào năm 2014, và công dân của những nước đó đều được khuyên tránh đi đến quốc gia này.

Nhưng theo ông Najjar, dù gần như bị biệt lập với thế giới bên ngoài, các nhân viên y tế Libya vẫn sẽ xây dựng và vận hành các trạm cách ly vào tuần tới.

Dù vậy, một số người Libya vẫn tỏ ra ít lạc quan về mối đe dọa mới này, khi đất nước họ đã trải qua 9 năm chiến tranh với hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hơn 150.000 người mất nhà cửa.

Mounir el-Hazel, người đứng đầu một công ty nhập khẩu thiết bị y tế, cho biết số lượng các sản phẩm vệ sinh như khăn lau tay, khẩu trang và găng tay đang trở nên khan hiếm trong các hiệu thuốc tại Libya.

"Các thương nhân, dược sĩ và người mua... đang chuẩn bị cho sự thiếu hụt này", Hazel cho biết, đồng thời tiết lộ thêm rằng những kẻ trục lợi đang tìm cách nâng giá những sản phẩm trên.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chị gái của ”bệnh nhân số 17” lên tiếng trên báo Mỹ

Nga Nguyễn, 27 tuổi - chị gái của bệnh nhân số 17 tại Việt Nam, được xem là người đầu tiên của giới thời trang quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Jorrdan Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN