Quân đội Mỹ bị đánh giá "yếu", có thể không giành được chiến thắng trong xung đột

Quân đội Mỹ chưa chắc có thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột quy mô, chứ chưa nói đến việc phải đối phó hai cuộc chiến đồng thời, theo một báo cáo mới về sức mạnh quân sự của Mỹ.

Binh sĩ quân đội Mỹ.

Binh sĩ quân đội Mỹ.

Việc thiếu nguồn vốn trong nhiều năm và "xác định các mục tiêu không rõ ràng" đã khiến quân đội Mỹ trở nên “yếu kém so với lực lượng cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia trên phạm vi toàn cầu”, báo cáo thường niên đánh giá sức mạnh quân đội Mỹ của Quỹ Di sản, cho biết.

Quỹ Di sản là một tổ chức nghiên cứu có tư tưởng bảo thủ, thành lập năm 1973 ở Washington D.C. Quỹ này đóng vai trò dẫn đầu trong phong trào bảo thủ dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

"Quân đội Mỹ đang đứng trước rủi ro lớn khi không đạt năng lực cần thiết cho một cuộc xung đột ở cấp độ khu vực", báo cáo cho biết. "Quân đội Mỹ chắc chắn không đủ trang bị để đối phó hai cuộc xung đột diễn ra đồng thời".

"Nhìn chung, vị thế quân sự của Mỹ hiện nay có thể được đánh giá ở mức yếu", báo cáo viết, theo New York Post. Mỹ hiện đang đối phó với Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như cảnh giác trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, theo báo cáo.

Trong số các binh chủng quân đội Mỹ, thủy quân lục chiến là lực lượng được đánh giá ở cấp "mạnh", xét trên các phương diện quy mô lực lượng, năng lực chiến đấu và khả năng sẵn sàng. 

Thủy quân lục chiến luôn là lực lượng đi đầu của Mỹ trong các cuộc xung đột thời hiện đại. Sức mạnh của lục quân được đánh giá ở mức "trung bình", trong khi lực lượng vũ trụ và hải quân ở mức "yếu". Đặc biệt trong báo cáo, không quân Mỹ được đánh giá "rất yếu".

Thủy thủ Mỹ làm việc trên tàu sân bay.

Thủy thủ Mỹ làm việc trên tàu sân bay.

Báo cáo đánh giá, các chương trình hiện đại hóa lực lượng, đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Quy mô hạm đội Mỹ cũng đang ngày càng bị thu hẹp. Hải quân Mỹ cần khoảng 400 tàu để đối phó hai cuộc xung đột lớn đồng thời, nhưng hiện tại chỉ có 292 tàu chiến.

Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Gallagher, thành viên ủy ban Quân vụ Hạ viện, nói: "Nếu nhìn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, hải quân và không quân Mỹ đang phụ trách khu vực này và năng lực hoạt động đang ở mức rất tệ".

Để củng cố sức mạnh, Mỹ cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị vũ khí, bao gồm tàu chiến, tên lửa, cung cấp cho quân đội các vật tư và quân trang cần thiết để sẵn sàng cho các cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai, báo cáo viết.

Trong khi đó, hải quân Trung Quốc đã sở hữu 355 tàu và có kế hoạch đóng thêm 65 tàu vào năm 2026. Đến năm 2030, Trung Quốc đặt mục tiêu sở hữu 460 tàu chiến.

"Hải quân Anh hiện chỉ còn 17 - 18 tàu chiến cỡ lớn", Dakota Wood, Nhà nghiên cứu quốc phòng thuộc Quỹ Di sản, nói. "Trung Quốc bổ sung thêm tàu chiến tương đương số lượng tàu mà Anh hiện có trong khoảng từ 1-2 năm".

Phản hồi báo cáo của Quỹ Di sản, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc từ chối đưa ra bình luận, nhưng nói rằng "quân đội Mỹ là lực lượng chiến đấu mạnh mẽ nhất trên thế giới".

Nguồn: [Link nguồn]

Cựu Tổng thống Ukraine mua hàng loạt 'quái vật bọc thép' Spartan cho quân đội

Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã mua hàng chục xe bọc thép Spartan cho quân đội nước này, giữa bối cảnh căng thẳng leo thang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Post ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN