Phương Tây cấm vận dầu Nga toàn diện: Thống kê mới bất ngờ

Xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga vẫn đạt mức ổn định trong tháng 2/2023, song song với việc Nga tích cực tìm kiếm các đối tác mới khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện.

Một tàu chở dầu đi qua cây cầu sau khi vận chuyển dầu diesel Nga.

Một tàu chở dầu đi qua cây cầu sau khi vận chuyển dầu diesel Nga.

Các nhà quan sát am hiểu thị trường dầu mỏ đang theo sát dữ liệu xuất khẩu của Nga để tìm dấu hiệu gián đoạn sau khi Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7 cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu Nga qua đường biển.

Các dữ liệu hàng hải cho thấy, các đội tàu Nga đã tích cực vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ tới các khách hàng mới ở vùng Vịnh, Mỹ Latin và châu Á, theo Bloomberg.

Đầu tháng 2/2023, EU chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu thô Nga, sau hai tháng cấm nhập khẩu dầu thô. Bên cạnh đó, EU và nhóm G7 cũng áp đặt giá trần, buộc nước thứ ba tuân thủ nếu muốn sử dụng dịch vụ vận tải và bảo hiểm khi mua dầu Nga.

Bất chấp một chuỗi các lệnh cấm vận toàn diện như vậy, xuất khẩu dầu Nga vẫn vững mạnh với mức 7,32 triệu thùng/ngày, theo thống kê của công ty nghiên cứu Kpler. Mức xuất khẩu này tương đương tháng 12/2022 và chỉ giảm 9% so với tháng 1/2023.

Theo thống kê của Kpler, nguyên nhân Nga tăng xuất khẩu dầu vào tháng 1/2023 là do các đơn hàng tháng 12 chưa thể giao đến tay khách hàng vì yếu tố thời tiết và được dời sang tháng 1.

So sánh với các số liệu trước đây, xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 2/2023 vẫn ở mức cao, không có dấu hiệu giảm bất thường, theo Kpler. 

Mức xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga vẫn ổn định bất chấp lệnh cấm vận toàn diện của phương Tây.

Mức xuất khẩu dầu qua đường biển của Nga vẫn ổn định bất chấp lệnh cấm vận toàn diện của phương Tây.

Tháng 3 này, mức xuất khẩu dầu của Nga có thể bị ảnh hưởng khi Điện Kremlin chính thức cắt giảm sản lượng ở mức 500.000 thùng dầu/ngày. 

Theo hãng thông tấn Nga TASS, mức cắt giảm dựa trên khối lượng sản xuất thực tế, không phải từ hạn ngạch mà Nga thỏa thuận với nhóm OPEC+.

Theo thỏa thuận đạt được vào tháng 11/2022, Nga sản xuất 10,478 triệu thùng dầu/ngày. Trên thực tế, vào tháng 1/2023, Nga sản xuất 9,8 - 9,9 triệu thùng/ngày.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói Nga tạm thời chỉ cắt giảm sản lượng ở mức 500.000 thùng/ngày trong tháng 3. "Chúng tôi sẽ xem diễn biến thị trường sẽ diễn ra như thế nào để tiếp tục đưa ra các quyết định", ông Novak nói.

Đầu tuần này, Viện Tài chính Quốc tế, Đại học Columbia và Đại học California ở Mỹ công bố báo cáo cho biết, Nga đã thu về nhiều tiền hơn so với mức giá trần mà phương Tây áp đặt.

Tính trung bình, Nga bán dầu thô với giá khoảng 74 USD/thùng trong 4 tuần kể từ ngày 5/12/2022 - thời điểm mức giá trần 60 USD/thùng có hiệu lực.

Nhóm các tác giả của báo cáo kêu gọi chính phủ Mỹ "điều tra thêm về các giao dịch dầu thô của Nga để làm rõ hơn cách Nga bán dầu thô trên mức giá trần".

Nguồn: [Link nguồn]

Các nước châu Phi đua nhau nhập khẩu sản phẩm dầu Nga

Trong khi châu Âu hạn chế nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ của Nga vì tình hình chiến sự Ukraine, một loạt quốc gia Bắc Phi đang tăng cường mua hàng từ Moscow.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN