Phát hiện gây sốc về lỗ hổng khổng lồ ở lớp băng lâu đời nhất Bắc Cực

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Một nghiên cứu mới công bố gần đây tiết lộ một lỗ hổng khổng lồ trên ở lớp băng lâu đời nhất tại Bắc Cực, báo hiệu sự thay đổi đáng kể ở nơi hình thành lớp băng cổ đại hàng ngàn năm.

Miệng hố khổng lồ ở Bắc Cực.

Miệng hố khổng lồ ở Bắc Cực.

Theo Daily Star, các nhà nghiên cứu xác định lỗ hổng khổng lồ tồn tại từ tháng 5.2020. 

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học nhận thấy lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực vốn được coi là ổn định, nay dễ bị tan chảy hơn bao giờ hết.

Đây cũng không phải lần đầu tiên lỗ hổng khổng lồ như vậy xuất hiện ở lớp băng lâu đời nhất tại Bắc Cực. Hiện tượng tương tự từng xảy ra vào năm 1988 và 2004, theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Tác giả nghiên cứu, Kent Moore, đến từ Đại học Toronto-Mississauga, Canada, nói: “Lớp băng vĩnh cửu ở phía bắc đảo Ellesmere dày tới 4 mét, nay không tránh khỏi ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu”.

Mở rộng nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sự biến đổi ở khu vực xung quanh lớp băng vĩnh cửu. Vùng biển Wandel lân cận đã mất một nửa lượng băng trên bề mặt. Các vòm băng kết nối với lớp băng trên đảo Greenland cũng hình thành muộn hơn và tan nhanh hơn mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, khu vực băng vĩnh cửu có thể tan chảy vào mỗi mùa hè cho tới khi tan chảy hoàn toàn vào cuối thế kỷ này. Điều đó có nghĩa là các sinh vật sống phụ thuộc vào môi trường băng giá như gấu Bắc Cực sẽ tuyệt chủng.

David Babb, một nhà nghiên cứu tại Đại học Manitoba ở Canada, nói: “Lỗ hổng khổng lồ giống như một vết nứt trên tấm lá chắn đã tồn tại hàng ngàn năm. Điều này cho thấy khí hậu Bắc Cực đang thay đổi”.

Nhà nghiên cứu Kent Moore dự đoán, các vết nứt sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa trong tương lai.

Trong tương lai gần, ánh Mặt trời chiếu xuống lớp băng vĩnh cửu một cách mạnh mẽ hơn, giúp bùng nổ sự sống, thu hút các sinh vật tới tìm thức ăn. 

Nhưng về lâu dài, băng tan đến một mức độ nghiêm trọng sẽ làm thay đổi hệ sinh thái, khiến nhiều sinh vật bị tuyệt diệt, Moore nói.

Nguồn: [Link nguồn]

”Tử thần Bắc Cực” thoát khỏi ”mộ băng”, nhiều con sông nhiễm độc

Sự tan chảy của 3 sông băng ở hòn đảo băng giá gần Bắc Cực – Greenland - đã giải phóng một lượng thủy ngân bí ẩn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN