Ông Putin ký sắc lệnh mới nhắm đến các nước "không thân thiện"

Sắc lệnh mới của ông Putin có thể buộc nhiều công ty lớn thuộc các nước “kém thân thiện” với Moscow từ bỏ Sakhalin-2 - dự án khai thác năng lượng quan trọng ở vùng Viễn Đông (thuộc Nga).

Dự án Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga (ảnh: Reuters)

Dự án Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga (ảnh: Reuters)

Hôm 1.7, Reuters đưa tin, ông Putin đã ký một sắc lệnh mới, cho phép thành lập một công ty tiếp quản tất cả quyền, nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co (Nga) – đơn vị trước đây phụ trách dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông. Ngoài ra, sắc lệnh dài 5 trang cũng nêu rõ, việc các cổ đông nước ngoài còn được phép ở lại khai thác dự án Sakhalin-2 hay không sẽ do Moscow quyết định.

Ngoài Nga, 2 công ty Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi và công ty Shell của Anh cũng tham gia đầu tư vào dự án. Tuy nhiên, cả 3 công ty này chỉ nắm giữ chưa đến 50% cổ phần của dự án Sakhalin-2. Sắc lệnh mới của Nga khiến tương lai các khoản đầu tư khổng lồ của 3 công ty nói trên trở nên bất định, kèm theo đó là sức ép đối với thị trường năng lượng Nhật Bản, Anh.

Moscow tuyên bố, sắc lệnh mới là cách Nga phản ứng trước “những hành động không thân thiện” mà một số quốc gia đang áp đặt lên Nga vì xung đột Ukraine. Cả Anh và Nhật Bản đều lên tiếng chỉ trích Nga vì mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Các nước này cũng hỗ trợ nhiều cho Kiev và tham gia trừng phạt kinh tế Nga.

Shell – công ty nắm giữ 27,5% cổ phần Sakhalin-2 – đã tuyên bố ý định rút khỏi dự án này từ tháng trước và đang tìm người để bán lại cổ phần. Trong khi đó, Nhật Bản khẳng định sẽ không rút khỏi Sakhalin-2.

Hôm 1.7, cổ phiếu của Mitsui và Mitsubishi đã giảm khoảng 6% sau khi sắc lệnh của ông Putin được ban hành.

Mitsui và Mitsubishi lần lượt có 12,5% và 10% cổ phần trong dự án Sakhalin-2. Công ty Mitsubishi cho hay, họ đang làm việc với chính phủ Nhật Bản để tìm cách ứng phó với sắc lệnh mới của Moscow.

Dự án Sakhalin-2 hiện cung cấp khoảng 4% khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho thị trường thế giới, theo Reuters. Khoảng 9% nhu cầu tiêu thụ LNG của Nhật Bản – quốc gia nghèo tài nguyên – đến từ Nga.

Sau thảm họa Fukushima năm 2011, Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu do nhiều lò phản ứng hạt nhân bị đóng cửa. Trong tháng 6, chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng thiếu điện ở Tokyo.

“Chúng tôi tin rằng lợi ích về tài nguyên của Nhật Bản không được phép bị tổn hại”, Seiji Kihara – phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản – phát biểu sau khi Nga công bố sắc lệnh mới của ông Putin.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Đức: Hàng hóa Nga đến Kaliningrad bị chặn, Berlin ”nổi cáu” với Lithuania

Đức được cho là đang yêu cầu Lithuania dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển nhiều nhóm hàng hóa từ Nga đến Kaliningrad để tránh nguy cơ Moscow đưa ra phản ứng mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN