Ông Putin có thể lãnh đạo vô thời hạn

Sự kiện: Vladimir Putin

Trong thông điệp liên bang đọc hôm 15/1, tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề xuất cải tổ hiến pháp sâu rộng. Giới phân tích cho rằng, những thay đổi này sẽ trao cho ông nhiều hơn một lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo đất nước sau năm 2024 - năm kết thúc nhiệm kỳ hiện nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang hôm 15/1 ảnh: Bloomberg

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang hôm 15/1 ảnh: Bloomberg

Ngay sau bài phát biểu, Thủ tướng Dmitry Medvedev thông báo từ chức, mở đường cho việc sắp xếp lại toàn bộ hệ thống chính phủ Nga, và ông Medvedev sẽ không kế nhiệm ông Putin làm tổng thống như hồi năm 2008. 

Phần lớn bài phát biểu dài 80 phút, ông Putin tập trung nói về dân số và kinh tế, sau đó chuyển sang chuyện sửa đổi hiến pháp. Hầu hết những đề xuất của ông sẽ dẫn đến việc giảm bớt quyền lực của tổng thống và thu hẹp lựa chọn người có thể trở thành tổng thống. 

Trước tiên, ông Putin đề xuất chỉ có những người sống liên tục ở Nga trong hơn 25 năm và không có hộ chiếu nước ngoài hay thẻ cư trú lâu dài ở nước ngoài mới được tranh cử tổng thống. Hiến pháp Nga hiện nay quy định người mang hai quốc tịch vẫn được hưởng đầy đủ các quyền ở Nga. 

Theo số liệu thống kê chính thức, khoảng 543.000 người Nga có hai hộ chiếu hoặc thẻ cư trú lâu dài ở nước ngoài. Đề xuất của ông Putin cũng loại cơ hội của cộng đồng dân di cư, theo ước tính của Liên Hợp Quốc là khoảng 10,5 triệu, tương đương 7% dân số Nga.

Đây là điều mà ông Putin gọi là gói tăng cường chủ quyền của đất nước. Theo nhà lãnh đạo Nga, các công chức như thủ tướng, người đứng đầu các bộ, thống đốc và thẩm phán không được phép có hai quốc tịch hay có quyền cư trú lâu dài ở nước khác.

 Ông Putin cũng muốn thay đổi một thực trạng liên quan luật của Nga. Hiến pháp Nga hiện tại ưu tiên các nghĩa vụ quốc tế, dẫn đến nhiều phán quyết bất lợi cho Nga từ Tòa án nhân quyền châu Âu (với những quyết định năm 2019 khiến Nga tổn thất 11,4 triệu USD, con số dù không lớn nhưng gây ra hàng loạt bối rối chính trị) và một số vụ án kinh tế tốn kém, như hãng khí hóa lỏng Gazprom của nhà nước mất 2,6 tỷ USD cho Naftogaz, chủ sở hữu của hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine. Ông Putin muốn tất cả các nhân tố bên ngoài, bao gồm các tòa án quốc tế, người nhập cư, chính phủ nước ngoài, tòa án, các tổ chức giáo dục phương Tây, không thể tác động đến hệ thống bên trong của Nga. 

Mô hình mới

Hiện nay, tổng thống có quyền chọn thủ tướng (hạ viện chỉ cần đồng ý) và bổ nhiệm các thành viên nội các. Ông Putin đề xuất toàn bộ quy trình phê chuẩn thủ tướng phải diễn ra ở hạ viện. Các vị trí bộ trưởng cũng vậy, và thủ tướng sẽ là người chọn các bộ trưởng chứ không phải  tổng thống. 

Ông Putin đề xuất trao cho thượng viện quyền có tiếng nói trong các vấn đề chủ chốt như an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại. Những quyền đó hiện nay thuộc riêng về tổng thống.  Ông còn đánh tín hiệu về sự thay đổi nhằm xóa bỏ lỗ hổng đã giúp ông trở lại điện Kremlin năm 2012: Hiến pháp cấm một tổng thống tại nhiệm hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Theo ông Putin, ông đồng ý xóa từ “liên tiếp”, nghĩa là ông sẽ không thể trở thành tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2030, khi ông ở tuổi 78. 

Đề xuất này sẽ hạn chế khả năng ông Medvedev trở thành tổng thống một lần nữa, ngoài nhiệm kỳ mà ông đã làm. Nhưng việc ông Medvedev vừa từ chức thủ tướng và vị trí mà ông Putin giới thiệu cho ông - nhân vật số hai trong Hội đồng an ninh Nga - khiến ông không phải là người được ông Putin lựa chọn để kế nhiệm. 

Với những đề xuất thu hẹp quyền lực của tổng thống, ông Putin tự mở ra 3 con đường để sau năm 2024, giống như những điều đã diễn ra ở Belarus và các nước Trung Á từng thuộc Liên Xô cũ, Bloomberg nhận định.

Khả năng thứ nhất là ông Putin sẽ trở thành một thủ tướng với quyền lực nhiều hơn và tại nhiệm vô thời hạn. Khả năng thứ hai là ông sẽ điều hành đất nước từ chiếc ghế chủ tịch quốc hội. Khả năng thứ ba là lãnh đạo gián tiếp trên vai trò lãnh đạo đảng chiếm đa số trong quốc hội, giống như cách ông Jaroslaw Kaczynski, chủ tịch đảng Pháp luật và công lý, đang điều hành Ba Lan. 

Duma Quốc gia Nga xem xét đề cử thủ tướng mới Ngày 16/1, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) đã nhóm họp để xem xét quyết định của Tổng thống Putin đề cử ông Mikhail Mishustin, lãnh đạo Cục Thuế liên bang làm thủ tướng. L.A

Nguồn: [Link nguồn]

Nhân vật được ông Putin đề cử làm Thủ tướng Nga là người như thế nào?

Tổng thống Vladimir Putin đã đề nghị cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin đảm nhận vị trí Thủ tướng Nga...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Vladimir Putin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN