Những “địa ngục trần gian” ở Mỹ giữa mùa dịch Covid-19

Vào thời điểm New York trở thành tâm dịch Covid-19 tại Mỹ, một thông điệp cầu cứu đã được gửi từ nhà tù khét tiếng trên đảo Rikers.

“Một cơn bão đang đổ đến,” Bác sĩ Ross MacDonald, giám đốc bộ phận y tế của nhà tù đảo Rikers, viết trên Twitter những lời khẩn cầu hành động từ giới chức địa phương, “Tôi biết sẽ phải làm gì khi bệnh nhân của mình tử vong. Nhưng các người đã và sẽ làm gì?”

Đến cuối ngày hôm đó, một nhân viên cải huấn và một người tù nhân tại Rikers bị xét nghiệm dương tính với Covid-19. Mười ngày sau, số ca dương tính trong nhà tù này tại New York đã tăng lên 104 nhân viên và 132 phạm nhân.

Hơn 2 tháng sau khi trường hợp dương tính đầu tiên được xác nhận tại Mỹ, một số người dân và báo chí cuối cùng cũng dường như nắm bắt được một sự thật “lạnh gáy”: Nếu không có gì thay đổi, những nhà tù, trại giam và trung tâm cải huấn với hơn 2,2 triệu tù nhân, chỉ xếp dưới số dân của 4 thành phố lớn nhất nước Mỹ, nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến số lượng khủng khiếp ca nhiễm và tử vong bởi dịch Covid-19.

Với số lượng lớn phạm nhân bị nhốt chung ở những khu vực sát nhau, trong điều kiện thường xuyên mất vệ sinh mà không có khả năng rửa tay hoặc làm sạch môi trường xung quanh, những địa điểm này đang là “miếng mồi hấp dẫn” cho virus SARS-CoV-2 hơn bất kỳ viện dưỡng lão hay du thuyền nào.

Nhà tù trên đảo Hikers đang có nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19 mới tại New York (Ảnh: Reuters)

Nhà tù trên đảo Hikers đang có nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19 mới tại New York (Ảnh: Reuters)

Số lượng phạm nhân khổng lồ trong hơn 3.100 nhà tù trên khắp các thành phố và địa hạt của Mỹ, với hơn 10 triệu lượt thụ án chỉ trong vòng 1 năm, và thời gian thụ án trung bình ít hơn một tháng, đang khiến những nơi này trở thành mục tiêu dễ bị lây nhiễm nhất. Bác sĩ Homer Venters, người tiền nhiệm của bác sĩ McDonald tại nhà tù Rikers, cho biết trên New Yorkers rằng nhà tù là “một hệ thống được thiết kế để lây lan các bệnh truyền nhiễm.”

Điều khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn nữa là thực tế, tỷ lệ tử vong bởi các bệnh có khả năng phòng ngừa trong các nhà tù tại Mỹ đang được coi như một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng, từ rất lâu trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Theo báo cáo từ Cục Thống kê Tư pháp Mỹ có 1.071 cái chết trong tù năm 2016, tức trung bình cứ 3 ngày là có 1 người thiệt mạng. Gần 1/3 trong số này là tự tử, và một nửa là do bệnh tật, thường trầm trọng hơn do điều kiện y tế không đảm bảo, với phần lớn các thiết bị được cung cấp theo hợp đồng với các công ty tư nhân.

Chất lượng sống tệ hại của trung bình 615.000 phạm nhân bị giam giữ trong nhà tù địa phương tại Mỹ phản ánh hoàn cảnh của họ ngoài đời là những công dân dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất - những người rơi vào đúng lỗ hổng trong mạng lưới an sinh xã hội lỏng lẻo tại Mỹ.

Không gian chật hẹp, điều kiện vệ sinh tệ hại...đang khiến các nhà tù tại Mỹ trở thành "miếng mồi ngon" cho virus SARS-CoV-2 hơn bất kỳ viện dưỡng lão hay du thuyền nào (Ảnh: Getty)

Không gian chật hẹp, điều kiện vệ sinh tệ hại...đang khiến các nhà tù tại Mỹ trở thành "miếng mồi ngon" cho virus SARS-CoV-2 hơn bất kỳ viện dưỡng lão hay du thuyền nào (Ảnh: Getty)

Ba phần tư trong tổng số phạm nhân này vẫn đang bị giam giữ trong thời gian chờ xét xử, vì họ không đủ khả năng tại ngoại hoặc không còn chốn dung thân. Số khác thì đang chịu các bản án ngắn hạn cho tội tàng trữ ma túy, hung khí với số lượng ít, không gây bạo lực cùng những tội danh nhẹ khác.

Đa phần trong số trên có hoàn cảnh nghèo khó, là người da màu hoặc đang phải vật lộn với những ảnh hưởng của các bệnh mãn tính, chấn thương tâm lý, nghiện ngập, gặp vấn đề về nhận thức và phát triển, hoặc bị tâm thần nhưng không được điều trị. Đối với nhiều người trong số họ, ở tù trong một thời gian ngắn cũng không khác gì một bản án tử hình.

Những đối tượng này cũng bị coi như "hàng thải" kể cả trong cuộc sống bình thường. Điều gì sẽ xảy ra với họ khi dịch bệnh đạt đỉnh, khi các bình oxy, mặt nạ dưỡng khí và giường bệnh trở nên cạn kiệt?

“Tôi lo rằng sẽ có 2 tiêu chuẩn trong việc chăm sóc bệnh nhân,” bác sĩ Venters cho biết, “Những bệnh nhân đang bị giam giữ với nếu gặp nhiều triệu chứng có thể bị từ chối nhập viện, dù ngoài xã hội, những người gặp các triệu chứng tương tự vẫn được nhập viện. Và điều chắc chắn dẫn đến sự chênh lệch trong lệ tử vong từ các bệnh có phòng ngừa giữa những phạm nhân.”

3/4 trong tổng số 615.000 phạm nhân trên toàn nước Mỹ vẫn đang bị giam giữ trong thời gian chờ xét xử, vì họ không đủ khả năng tại ngoại hoặc không còn chốn dung thân (Ảnh: Getty)

3/4 trong tổng số 615.000 phạm nhân trên toàn nước Mỹ vẫn đang bị giam giữ trong thời gian chờ xét xử, vì họ không đủ khả năng tại ngoại hoặc không còn chốn dung thân (Ảnh: Getty)

Từ quan điểm về sức khỏe cộng đồng và an toàn công cộng, giải pháp cho cuộc khủng hoảng này khá đơn giản: hãy thả họ ra.

Phần lớn tù nhân tại Mỹ có thể được phóng thích mà không gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nếu họ đang phải gặp vấn đề thần kinh, trong quá trình cai nghiện hay phụ thuộc vào các dịch vụ thiết yếu khác. Trên thực tế, việc thả người ngay bây giờ, trước khi dịch Covid-19 có thể lây lan trong các nhà tù, sẽ làm giảm khả năng những người này sau đó sẽ mang mầm bệnh về với cộng đồng của họ, cứu mạng nhiều người khác bên cạnh chính họ.

Đối mặt với kịch bản nghiệt ngã này, một số hệ thống nhà tù đã dần dần hành động. Nhà tù Los Angeles, một trong những trại giam lớn nhất Mỹ, đã thả 1.700 trong tổng số khoảng 17.000 tù nhân của mình. Một số nhà tù tại các thành phố và địa hạt nhỏ hơn, từ các bang Maine, Alabama, Ohio đến Oregon, đều đã giảm dần số lượng tù nhân của mình bằng cách hạ thấp hoặc bãi bỏ những điều kiện được tại ngoại, tăng số lượng quản chế tại nhà và ngừng tiếp nhận những phạm nhân chỉ mắc những tội nhẹ.

Ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng tuyên bố vào hôm 30.3 rằng ông đang xem xét việc thả các tù nhân già, không có khả năng gây bạo lực ra khỏi các nhà tù liên bang - dù cùng thời điểm đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang lên kế hoạch tăng án tù với các tội danh khác.

Hầu hết các nhà tù tại Mỹ đã bắt đầu giảm dần số lượng tù nhân bằng cách hạ thấp hoặc bãi bỏ những điều kiện được tại ngoại, tăng số lượng quản chế tại nhà và ngừng tiếp nhận những phạm nhân chỉ mắc những tội nhẹ (Ảnh: Getty)

Hầu hết các nhà tù tại Mỹ đã bắt đầu giảm dần số lượng tù nhân bằng cách hạ thấp hoặc bãi bỏ những điều kiện được tại ngoại, tăng số lượng quản chế tại nhà và ngừng tiếp nhận những phạm nhân chỉ mắc những tội nhẹ (Ảnh: Getty)

Hầu hết các biện pháp trên đều quá ngập ngừng hoặc có dấu hiệu tạm ngưng, do chúng được thực hiện bởi các chính trị gia vẫn chưa thể rũ bỏ nỗi sợ hãi lâu năm của người Mỹ về việc bị coi là quá mềm mỏng với tội phạm. Với mỗi ngày trôi qua mà không có hành động nào, họ đang đưa ra những bản án tử hình một cách hiệu quả.

Tại bang New York, nơi các biện pháp cải cách về việc tại ngoại vốn được thông qua vào năm ngoái đang bị công kích bởi các công tố viên và cảnh sát, Thống đốc Andrew Cuôm vẫn đang xem xét việc giảm những bản án có thể đẩy nhiều người vào tù hơn. Hôm 27.3, khi dịch Covid-19 đang lây lan trên đảo Rikers với tỷ lệ lây nhiễm cao hơn 7 lần so với phần còn lại của thành phố New York, Thống đốc Cuomo và thị trưởng Bill de Blasio cuối cùng đã quyết định thả gần 1.000 phạm nhân khỏi các nhà tù trong thành phố, giảm số tù nhân bị giam giữ xuống chỉ còn 4.000.

Theo Guardian, các kế hoạch phóng thích tù nhân tại Mỹ cần được thực hiện táo bạo và sâu rộng hơn. Và khi thời điểm tồi tệ nhất của dịch bệnh đã qua, những kế hoạch này cần mang tính vĩnh viễn, Nếu không, số người tử vong sẽ trở lại mức trước đại dịch.  Điều này sẽ bị coi là vô cảm trong bất kỳ xã hội văn minh nào.

Dịch Covid-19 có lẽ sẽ khiến chính phủ Mỹ nhìn nhận thực trạng tại các nhà tù trong nước: những bất bình đẳng được đẩy lên cực điểm, với một hệ thống pháp lý và hình phạt hà khắc, cùng các chính sách phúc lợi xã hội hời hợt đang tạo ra một vòng xoáy khốn khổ và những cái chết đáng ra có thể phòng ngừa từ trước.

Việc mở cổng ra khỏi nhà tù càng sớm càng tốt không chỉ cứu sống vô số sinh mạng, mà còn là một lời chứng minh cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng Mỹ rằng việc nhốt hàng triệu người dễ bị tổn thương là một điều tàn nhẫn, bất công và không cần thiết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Những biện pháp kiểm soát phong tỏa vì dịch Covid-19 khắc nghiệt nhất thế giới

Trong bối cảnh các biện pháp phong toả được áp đặt ở các mức độ khác nhau trên toàn cầu nhằm ngăn chặn COVID-19, nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Anh - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN