Những cánh đồng thuốc phiện bạt ngàn ở Afghanistan trước khi Taliban tiếp quản

Lực lượng Taliban đã yêu cầu nông dân Afghanistan ngừng trồng cây thuốc phiện, đồng thời tuyên bố sẽ ngăn chặn việc buôn lậu ma tuý.

Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC), Afghanistan là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Sản lượng cây thuốc phiện của nước này chiếm hơn 80% nguồn cung thế giới.

Những đứa trẻ đang thu hoạch mủ thuốc
phiện. Ảnh: AP

Những đứa trẻ đang thu hoạch mủ thuốc phiện. Ảnh: AP

Mới đây, sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, trong nỗ lực tìm kiếm sự công nhận của quốc tế đối với chính quyền mới của mình, lực lượng Taliban đã yêu cầu nông dân địa phương ngừng trồng cây thuốc phiện. 

Người phát ngôn của tổ chức này Zabihullah Mujahid nói: "Khi chúng tôi nắm quyền lần trước, không có chuyện sản xuất ma túy. Chúng tôi sẽ đưa việc trồng thuốc phiện trở về số 0 và sẽ không có chuyện buôn lậu ma túy”.

Trong các ngày qua, đại diện của Taliban bắt đầu hoạt động thông báo cho những người dân làng ở tỉnh Kandahar - một trong các trung tâm sản xuất thuốc phiện của Afghanistan rằng từ nay việc canh tác thuốc phiện sẽ bị cấm.

Cư dân ở một số vùng chuyên canh tác cây anh túc của Afghanistan đã xác nhận thông tin trên. Điều này đã khiến nguyên liệu thô dùng để sản xuất heroin tăng vọt tại quốc gia Nam Á này.

Lệnh cấm trồng thuốc phiện mới lần này nếu triển khai đại trà cũng sẽ giúp Taliban được lòng nhiều nước, đặc biệt là châu Âu, Nga, Iran  - những thị trường lớn với nguồn thuốc phiện, heroin từ Afghanistan. 

Tuy nhiên, nhiều người nhận định, đây không phải việc dễ dàng. Taliban từ lâu có mối quan hệ cộng sinh với việc buôn bán thuốc phiện - thứ có thể được dùng để tạo ra heroin.

Taliban trong hai thập kỉ qua đã thành lập “chính quyền ngầm” cấp địa phương trên khắp cả nước, xây dựng một nền kinh tế song song với Kabul, nhưng chỉ dựa vào buôn bán ma túy và buôn lậu các mặt hàng nhiên liệu, tiêu dùng. 

Tháng 6/2021, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết nhóm phiến quân Taliban đã thu được khoản thuế lên tới khoảng 460 triệu USD từ những người trồng thuốc phiện trong năm 2020.

 Ông Zhu Yongbiao - một chuyên gia về các vấn đề Afghanistan thuộc Đại học Lan Châu, cũng nói rằng Taliban sẽ phải vật lộn để đáp ứng được các cam kết của họ về việc dập tắt nạn buôn lậu ma túy ở đất nước này, đặc biệt là trong bối cảnh mất viện trợ quốc tế và có nguy cơ bị trừng phạt kinh tế.

Ông Zhu nhận định: "Việc kiểm soát ma túy gắn chặt với các lệnh trừng phạt do cộng đồng quốc tế áp đặt và việc đóng băng tài sản... Tôi không cho rằng sẽ giải quyết được vấn đề này dù chính phủ có cấm heroin. Nói cách khác, không thể xử lý gọn vấn đề này trong thời gian ngắn".

Hình ảnh những cánh đồng hoa thuốc phiện ở Afghanistan:

Trồng cây thuốc phiện là nguồn thu
hút nhân công lớn ở Afghanistan.   

Trồng cây thuốc phiện là nguồn thu hút nhân công lớn ở Afghanistan.   

Năm 2019, thu hoạch thuốc phiện cung
cấp gần 120.000 việc làm, theo điều tra thuốc phiện ở Afghanistan
của UNODC.

Năm 2019, thu hoạch thuốc phiện cung cấp gần 120.000 việc làm, theo điều tra thuốc phiện ở Afghanistan của UNODC.

Nông dân trồng thuốc phiện được cho
là phải nộp thuế canh tác ở mức 10%.

Nông dân trồng thuốc phiện được cho là phải nộp thuế canh tác ở mức 10%.

Nhiều nông dân Afghianistan đã quá
quen với tập quán canh tác cây thuốc phiện. Ảnh: Reuters

Nhiều nông dân Afghianistan đã quá quen với tập quán canh tác cây thuốc phiện. Ảnh: Reuters

Ảnh: Getty

Ảnh: Getty

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Cây thuốc phiện phù hợp với khí hậu
khô nóng, cần rất ít nước. Ảnh: RT

Cây thuốc phiện phù hợp với khí hậu khô nóng, cần rất ít nước. Ảnh: RT

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN