Nhật Bản ra lệnh cấm nhằm vào khả năng chế tạo vũ khí của Nga

Quốc gia đồng minh của Mỹ đã ra lệnh cấm xuất khẩu sang Nga các chất liệu có thể được dùng để sản xuất vũ khí hóa học.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. Ảnh: AP

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. Ảnh: AP

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/9 cấm xuất khẩu các chất liệu có thể được dùng để sản xuất vũ khí hóa học cho 21 tổ chức ở Nga, bao gồm cả các phòng thí nghiệm khoa học. Biện pháp này đã được nội các Nhật Bản thông qua. 

Tokyo cũng bày tỏ lo ngại về khả năng Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. 

"Với tư cách là nước duy nhất trên thế giới bị tấn công hạt nhân, chúng tôi yêu cầu làm mọi cách để việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga không bao giờ xảy ra", Hirokazu Matsuno, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, tuyên bố trong một cuộc họp báo. 

Khi được hỏi liệu Nhật Bản có ủng hộ việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân đối phó Nga hay không, ông Matsuno từ chối bình luận với lý do đây là câu hỏi giả định. 

Hôm 25/9, Jake Sullivan - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - tuyên bố rằng, Nga sẽ phải trả giá đắt nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. 

"Nếu vượt lằn ranh đỏ trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga sẽ nhận hậu quả thảm khốc. Mỹ sẽ đáp trả xứng đáng", ông Sullivan nói với đài NBC. 

Môm 26/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố, Mỹ nên "hạ nhiệt" sau khi Washington cảnh báo Moscow về hậu quả nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. 

"Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại với các đồng nghiệp Mỹ rằng họ nên sử dụng từ ngữ trung lập nhất, rằng họ nên hạ nhiệt căng thẳng", ông Ryabkov nói.

Washington không nên leo thang và "đẩy xung đột đến gần ranh giới nguy hiểm", Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia Nga tiết lộ tính năng mới của siêu tên lửa hạt nhân Sarmat nặng 200 tấn

Hệ thống điều khiển và kiểm soát của RS-28 Sarmat được thiết kế để tên lửa có thể tiếp tục bay tới tấn công mục tiêu đã định, kể cả khi bị hư hại do va chạm với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - AP ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN