Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi

Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia có thể sớm thức giấc, phun trào mạnh đến mức đưa Trái đất vào kỷ băng hà mini, một chuyên gia cảnh báo.

Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi - 1

Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia đang có dấu hiệu sắp thức giấc.

Theo Daily Star, lần cuối núi lửa Agung phun trào là vào năm 1963. Hơn 1.600 người thiệt mạng, hàng chục ngôi làng bị phá hủy và hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Núi lửa Agung khi đó phun dung nham và tạo ra cột khói đen khổng lồ trong nhiều ngày, mạnh đến mức làm nguội Trái đất đi 1 độ C.

Nếu tỉnh giấc sau hơn 50 năm, núi lửa Indonesia nhiều khả năng sẽ tạo cột khói đen che kín một khu vực rộng lớn, khiến nhiệt độ giảm xuống mức tương tự. Hiện tượng làm nguội đi như vậy thậm chí còn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Chuyên gia nghiên cứu thảm họa thiên nhiên Simon Day, đến từ Đại học London, Anh nhận định, núi lửa Agung đang cho thấy khả năng “phun trào mạnh mẽ”.

Trả lời trên Daily Star, ông Simon Day nói, vụ phun trào năm 1963 đã giải phóng một lượng lớn khí sulphur dioxide (SO2).

SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo thành axít sulphuric. Có khoảng 10 triệu tấn axit sulphuric sẽ tích tụ lại ở tầng bình lưu, hoạt động như một chiếc rào chắn làm giảm lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Hiện tượng này khiến cho Trái đất trở nên nguội lạnh hơn.

Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi - 2

Vụ phun trào năm 1963 được cho là khiến Trái đất nguội đi 1 độ C.

Theo các chuyên gia, để tạo ra một lượng lớn SO2 lan tỏa toàn cầu, núi lửa Agung phải tạo ra “một vụ nổ cực mạnh”. “Núi lửa tỉnh giấc cần phải phun trào mạnh đến mức đưa khí SO2 lên tới độ cao cần thiết”, chuyên gia núi lửa Janine Krippner nói.

Mức cảnh báo tại núi lửa Agung đã được nâng từ cấp 3 lên cấp 4 (cảnh báo đỏ) vào sáng 27.11. Ước tính 100.000 người trong bán kính 10km quanh núi lửa phải đi sơ tán.

Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, núi lửa Agung giải phóng đám mây tro bụi cao tới 4km so với miệng núi lửa. Người dân ở cách 12km nghe thấy những tiếng nổ và lửa lóe sáng.

Hơn 400 chuyến bay đã bị đình trệ vì giới chức Indonesia lo ngại sự an toàn đối với tính mạng của hành khách.

Cảnh báo người Việt về khả năng núi lửa Agung phun trào khủng khiếp

Do lo ngại núi lửa Agung có thể phun trào lớn, ngày 27.11, chính quyền hòn đảo du lịch Bali của Indonesia đã nâng cảnh báo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Thảm họa thiên nhiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN