Người bị "bóng đè" sẽ có cảm giác như thế nào?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Bóng đè là tình trạng xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc ngay khi thức giấc. Không ít người bị bóng đè lần đầu tỏ ra hoang mang và lo sợ. Vậy người bị bóng đè có dấu hiệu và cảm giác như thế nào? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào nút màu xanh. Câu trả lời tham khảo sẽ có lúc 15h.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Bóng đè đã tồn tại từ rất lâu. Qua nhiều thế kỷ, con người có nhiều cách mô tả về tình trạng này, gồm: do thế lực tà ác gây ra, sự can thiệp của người ngoài hành tinh, linh hồn rời thể xác... Tuy nhiên, tất cả đều không có bằng chứng khoa học. Ngày nay, khoa học hiện đại đã có những lý giải xác đáng về tình trạng bóng đè.

Theo trang Webmd, các nhà nghiên cứu về giấc ngủ kết luận rằng, trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bóng đè chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không hoạt động trơn tru trong các giai đoạn của giấc ngủ. Hiếm khi bóng đè liên quan đến các bệnh về tâm thần. 

Bóng đè là gì?

Bóng đè là cảm giác khi bạn có ý thức nhưng không thể điều khiển cơ thể, tay chân cử động theo ý mình. Nó xảy ra khi một người ở trong quá trình chuyển đổi giữa giai đoạn tỉnh táo và ngủ. 

Trong quá trình chuyển đổi này, bạn vẫn có ý thức nhưng không thể di chuyển, cử động hoặc nói trong vài giây đến vài phút. Một số người còn có cảm giác tức ngực hoặc nghẹt thở. Số khác thì bị đổ mồ hôi, cảm thấy lo lắng và sợ hãi sau khi bị bóng đè.

Bóng đè xảy ra ở thời điểm nào lúc ngủ?

Tình trạng bóng đè thường xảy ra ở một trong 2 thời điểm của giấc ngủ: Khi mới bắt đầu (Hypnagogic) và khi chuẩn bị thức giấc (Hypnopompic).

Bóng đè Hypnagogic: 

Khi mới chìm vào giấc ngủ, cơ thể con người từ từ thư giãn. Thông thường, lúc này bạn sẽ ít nhận thức hơn nên không nhận thấy thay đổi. Nhưng nếu vẫn còn tỉnh táo và nhận thức được, bạn sẽ nhận thấy mình không thể nhúc nhích hoặc cử động. 

Bóng đè Hypnopompic: 

Giấc ngủ của con người diễn ra theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ, kéo dài 90 phút, chia làm 2 pha: ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và ngủ NREM (chuyển động mắt không nhanh). 

Ngủ NREM xảy ra trước và chiếm tới 75% tổng thời gian ngủ của một người. Trong quá trình ngủ NREM, cơ thể con người thư giãn và tự phục hồi. Kết thúc quá trình NREM, cơ thể sẽ chuyển sang quá trình ngủ REM. Nếu bạn vẫn còn nhận thức trước khi quá trình ngủ REM kết thúc, đó là lúc bạn bị bóng đè Hypnopompic. 

Một số biện pháp để tránh bị bóng đè:

- Ngủ nghiêng, thay vì nằm ngửa vì bóng đè thường xảy ra khi nằm ngửa.

- Nếu bị bóng đè, hãy giữ bình tĩnh và tập trung vào việc thở. Hiểu rõ điều gì đang xảy ra và bình tĩnh giúp bạn thoát khỏi tình trạng bóng đè nhanh hơn. 

- Cố gắng cử động ngón tay hoặc ngón chân. Khi một nhóm cơ bị tác động, các cơ còn lại sẽ phản ứng nhanh hơn và kết thúc tình trạng bóng đè. 

 - Tập trung điều tiết nhịp thở.  

 - Giảm căng thẳng trong cuộc sống, ngủ đủ giấc, đúng giờ, nghỉ ngơi đầy đủ.

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 22
Nguyễn Ngọc

Ngạt thở, bị đè, bị kẹt.

Nguyễn Thanh Hùng

Tôi cũng nhiều lần bị bóng đè. - Người bị bóng đè có dấu hiệu không vùng vẫy nổi, cảm giác như bị ai đó ghì chặt vào mình không cho mình vùng vẫy đôi lúc bị khó thở muôn bung người mình ra để thoát thân nhưng lại ko có một tý sức lực nào....chỉ sau khi vùng vẫy và tỉnh giấc mới biết mình bị bóng đè cảm giác lúc đó mới nhẹ nhỏm cả người.....Nhưng thú thực nếu bị bóng đè liên tục và nhiều lần sẻ có cảm giác rất sợ mỗi lần đi ngủ..! 

Đỗ Nguyễn Uyên Chương

Người bị bóng đè có cảm giác không cựa quậy được. Tay chân như có một vật gì đè lên không nhút nhích được.

Sáng

Bóng đè là não, tiềm thức biết và hoạt động nhưng chân tay chưa hoạt động được nên khi bóng đè thì biết cảm giác nhưng không cử động được. Vậy thôi, không liên quan gì đến ma quỷ nhé!

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao con người cảm thấy sợ bóng tối?

Mỗi người khi lớn lên ít nhiều đều trải qua nỗi sợ bóng tối. Đến khi trưởng thành, nỗi sợ này giảm dần nhưng không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN