Ngày này 17 năm trước, báo Mỹ ca ngợi Việt Nam đi đầu khống chế đại dịch SARS

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về cách chống dịch Covid-19, được truyền thông quốc tế ngợi ca như một điểm sáng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuối tháng trước, WHO đánh giá cao Việt Nam khi đã kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ và tinh thần hợp tác của người dân.

Sự quyết liệt và tinh thần chống dịch đó đã từng được thể hiện ở thời điểm bùng phát đại dịch SARS năm 2003.

Đúng ngày này 17 năm trước (5.5.2003), báo Mỹ Washington Post đăng bài viết mô tả chi tiết quá trình đối phó đại dịch SARS của Việt Nam. Báo Mỹ đăng dòng tít: “Việt Nam dẫn đầu trong khống chế đại dịch SARS”.

Báo Mỹ nhấn mạnh việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới kiểm soát dịch Viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS), chỉ sau 6 tuần kể từ khi bệnh nhân đầu tiên tới Việt Nam, Johnny Chen tử vong.

Báo Mỹ đánh giá thành công trong việc khống chế đại dịch SARS của Việt Nam là sự kết hợp giữa sự quyết đoán, hợp tác và cả yếu tố may mắn. Việt Nam phát hiện sớm các ca nhiễm, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm theo chỉ dẫn của các chuyên gia quốc tế.

Cụ thể, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sớm chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nhân Johnny Chen ở Hà Nội và dịch viêm phổi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Việt Nam đã có kinh nghiệm sớm đối phó dịch bệnh kể từ đại dịch SARS năm 2003. Ảnh minh họa.

Việt Nam đã có kinh nghiệm sớm đối phó dịch bệnh kể từ đại dịch SARS năm 2003. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia của WHO đã làm việc sát sao cùng quan chức y tế Việt Nam. Việt Nam cũng lắng nghe lời khuyên của WHO, rằng dịch bệnh này rất nguy hiểm là lây truyền nhanh.

Việt Nam đã thành lập nhóm chuyên trách đối phó dịch SARS ở Bộ Y tế. Pascale Brudon, đại diện WHO ở Việt Nam khi đó đánh giá đây là “bước tiến quan trọng”.

Cách phản ứng quyết đoán, nhanh nhạy của Việt Nam trái ngược hẳn với Trung Quốc, theo Washington Post. Trong vài tuần lây nhiễm đầu tiên, Trung Quốc có phần đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của dịch SARS.

Ngược lại, Việt Nam rất chủ động và cởi mở đón hai chuyên gia của WHO đến bệnh viện Việt-Pháp vào ngày 12.3.2003, để giúp các bác sĩ và y tá ngăn chặn dịch bệnh.

Tổng cộng dịch SARS khiến 63 người nhiễm ở Việt Nam, nguồn lây nhiễm là bệnh nhân Johnny Chen – người Mỹ gốc Hong Kong. Ngoài ông Chen tử vong ở Hong Kong, 7 người khác tử vong ở Việt Nam đều là nhân viên y tế.

Về cơ bản, Việt Nam đã thành công trong việc khống chế tình trạng lây nhiễm virus SARS ngay tại bệnh viện Việt-Pháp.

Báo Mỹ đánh giá một trong những yếu tố may mắn giúp Việt Nam sớm khống chế đại dịch SARS nằm ở chỗ không phải ca nhiễm nào cũng trở nặng. Toàn bộ 63 trường hợp lây nhiễm, bao gồm 36 là nhân viên tế, đều chỉ lây từ một người, trái ngược với các quốc gia khác ở thời điểm đó.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại dịch SARS với tỉ lệ tử vong 10% biến mất đột ngột như thế nào?

Đại dịch SARS gây suy hô hấp cấp bùng phát vào năm 2002 ở phía nam Trung Quốc, lây nhiễm cho khoảng 8.000 người trên toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN