Đại dịch SARS với tỉ lệ tử vong 10% biến mất đột ngột như thế nào?

Đại dịch SARS gây suy hô hấp cấp bùng phát vào năm 2002 ở phía nam Trung Quốc, lây nhiễm cho khoảng 8.000 người trên toàn cầu với tỉ lệ tử vong khoảng 10% và sau đó biến mất một cách đột ngột.

Các nhân viên y tế vận chuyển một người nghi nhiễm virus Corona.

Các nhân viên y tế vận chuyển một người nghi nhiễm virus Corona.

Theo New York Times, đại dịch SARS bùng phát mạnh nhất trong giai đoạn năm 2002-2003 nhưng ít người biết rằng virus SARS vẫn lây nhiễm cho đến nửa đầu năm 2004 mới chính thức biến mất.

Virus SARS khiến ít nhất 774 người chết và hơn 8.000 ca nhiễm tính đến tháng 6.2003. Mùa đông năm 2004 cũng đánh dấu lần đầu tiên con người không ghi nhận virus SARS bùng phát trở lại.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự biến mất của virus SARS. Virus bùng phát vào tháng 11.2002 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một nông dân ở huyện Phật Sơn nhiều khả năng là “bệnh nhân số 0”.

Trung Quốc lần đầu thông báo với WHO về bệnh dịch vào tháng 2.2003, với 305 ca nhiễm, bao gồm 105 nhân viên y tế và 5 người tử vong. Trung Quốc cũng thông báo dịch bệnh đạt đỉnh ở tỉnh Quảng Đông.

Kể từ đó, virus SARS lan sang các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Canada, đặc khu hành chính Hong Kong và đảo Đài Loan.

Đến tháng 6.2003, lần lượt các quốc gia được WHO loại trừ khỏi danh sách “khu vực lây nhiễm”. Tháng 12.2003, Trung Quốc thông báo ca nhiễm SARS đầu tiên sau 6 tháng ở Quảng Đông.

Virus SARS được cho bắt nguồn lây nhiễm từ cầy hương bán ở chợ động vật hoang dã.

Virus SARS được cho bắt nguồn lây nhiễm từ cầy hương bán ở chợ động vật hoang dã.

Đến tháng 4.2004, Trung Quốc ghi nhận virus SARS bùng phát ở Bắc Kinh và tỉnh An Huy. Đến ngày 18.5, không có ca nhiễm nào được ghi nhận ở Trung Quốc sau 3 tuần và WHO thông báo Trung Quốc đã sạch bóng dịch SARS.

Các mốc thời gian trên phản ánh chu kỳ lây nhiễm SARS là vào mùa đông và virus tự biến mất khi mùa hè đến.

Một số nhà nghiên cứu nhắc đến kịch bản khả quan nhất, đó là virus SARS đột biến thành một dạng virus không còn khả năng lây nhiễm cho người, theo New York Times.

“Nếu như vậy thì chúng ta phải rất may mắn, nhưng không có nghiên cứu nào khẳng định điều đó”, Julie Hall, chuyên gia về dịch SARS của WHO từng nói năm 2005.

Các nhà khoa học thống nhất rằng virus SARS lây truyền từ động vật sang người, có thể là từ khu chợ bán động vật hoang dã ở Quảng Châu. Tháng 1.2004, Trung Quốc cấm tiêu thụ và buôn bán cầy hương, loài vật được coi là nguồn gốc lây nhiễm SARS.

“Năm nay (2005) không có chuyện gì xảy ra vì chúng tôi đã áp dụng quy định siết chặt việc buôn bán động vật hoang dã”, Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về dịch SARS ở Trung Quốc, nói năm 2005.

“Có vấn đề gì đó xảy khi vận chuyển cầy hương từ các tỉnh phía bắc về Quảng Châu, nên lây nhiễm mới xảy ra”, ông Chung nói khi đó. Virus SARS có tỉ lệ người nhiễm bệnh tử vong khoảng 10%, với người hơn 60 tuổi là 50%.

Cấu trúc của virus SARS.

Cấu trúc của virus SARS.

Kathryn V. Holmes, chuyên gia vi sinh học, từng nghiên cứu về chủng virus Corona trong hơn 20 năm, từng nói vào năm 2005, rằng virus SARS có khả năng lây nhiễm từ người sang người, về cơ bản đã không còn tồn tại.

Chuyên gia Holmes đề cao nỗ lực chống dịch, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã của Trung Quốc là cơ sở khiến virus biến mất.

“Đây là kết quả của những nỗ lực phối hợp trên toàn cầu”, Holmes nói. “Họ kiểm soát đại dịch dù không có cách chữa trị hiệu quả”. Cho đến ngày nay, không có vaccine đặc trị virus SARS.

Theo SCMP, các nhà khoa học phát hiện virus SARS xâm nhập tế bào người bằng cách bám vào một protein thụ thể gọi là ACE2 trên màng tế bào. Protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn trong cơ thể người khỏe mạnh nên kết quả là tốc độ lây nhiễm của virus SARS không mạnh như virus Corona gây dịch bệnh Covid-19.

Đây cũng là một trong các lý do sau khi trải qua một mùa lây nhiễm, virus khó có khả năng quay trở lại.

Đến mùa hè năm 2005, người dân từng ở các vùng dịch SARS như Quảng Châu và Bắc Kinh, đã hoàn toàn gác lại quá khứ về dịch bệnh. “Không còn nhiều người nói về SARS nữa”, Cheng De, thanh niên khi đó 22 tuổi, nói. “Mọi người nghĩ rằng đó là câu chuyện của quá khứ”.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Covid-19 ở Hàn Quốc: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục trong một ngày

Sáng 27/2, Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới là 334, tăng gần gấp đôi so với con số được xác nhận sáng 26/2 là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN