Nga tiến vào nhà máy thép Azovstal, lực lượng Ukraine rút xuống hầm ngầm

Quân đội Nga và các lực lượng hỗ trợ tiếp tục tiến vào bên trong nhà máy thép Azovstal trong ngày 22.4, kiểm soát nhiều tòa nhà cao tầng.

Khung cảnh tan hoang ở nhà máy thép Azovstal.

Khung cảnh tan hoang ở nhà máy thép Azovstal.

Theo báo Nga Pravda, các tòa nhà hành chính ở nhà máy thép Azovstal, một số được các lực lượng Ukraine, bao gồm tiểu đoàn Azov, đặt đại bản doanh, đã hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Nga.

Stanislav Bernwald, một chỉ huy lực lượng Nga đột kích vào nhà máy thép Azovstal, nói các binh sĩ Nga kiểm soát toàn bộ các tòa nhà cao tầng. Lực lượng Ukraine nhận thấy quân đội Nga tấn công, liền vội vàng rút lui, bỏ lại đạn dược và tài liệu.

“Các lực lượng Ukraine rút hoàn toàn xuống hầm ngầm. Sớm hay muộn, họ sẽ phải rời khỏi nơi ẩn nấp”, báo Nga dẫn nguồn tin cho biết.

Theo Pravda, cuộc đột kích vào nhà máy thép Azovstal có sự tham gia của binh sĩ Nga, lực lượng dân quân vùng Donbass và lực lượng Chechnya. 

Theo mệnh lệnh từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, toàn bộ các lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi xuống hầm ngầm và bị vây chặt. Trước đó, ông Putin ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ngừng các hoạt động truy kích ở các khu vực hầm ngầm nhằm bảo đảm tính mạng cho các binh sĩ Nga.

Ông Shoigu cho biết, có khoảng 2.000 binh sĩ Ukraine, bao gồm cả binh sĩ thuộc tiểu đoàn Azov và lính đánh thuê nước ngoài, ẩn náu ở nhà máy thép Azovstal.

Mạng lưới hầm ngầm bên dưới nhà máy thép Azovstal.

Mạng lưới hầm ngầm bên dưới nhà máy thép Azovstal.

Alexander Grinberg, chuyên gia tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem, nói mạng lưới đường hầm ở nhà máy Azovstal là điều khiến quân đội Nga chưa thể yên tâm.

“Họ có thể tiến vào nhưng sẽ thiệt hại nặng vì binh sĩ Ukraine bên dưới đường hầm có ưu thế về địa hình và đã giăng nhiều cạm bẫy”, ông Grinberg nói.

Nhà máy thép Azovstal tọa lạc ở khu đất rộng 11km2, với nhiều tòa nhà, lò luyện kim, cùng “mê cung” các con đường và hầm ngầm. Nhà máy Azovstal được các kỹ sư của Liên Xô thiết kế để có thể đảm bảo khả năng sản xuất ngay cả trong điều kiện chiến tranh.

Bên dưới nhà máy có 6 tầng công trình ngầm, dài khoảng 24km được xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố. Những đường hầm này thiết kế một cách khá phức tạp với trần là lớp bê tông cốt thép dày 8 mét đủ sức chịu được một cuộc tấn công bằng bom hạt nhân chiến thuật. Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, dây cáp ngầm… của nhà máy Azovstal được bố trí trong các đường hầm này. Các đường hầm ở Azovstal được cho là thông với nhau, nhưng không thông sang thành phố lân cận, theo Guardian.

“Về cơ bản, bên dưới Mariupol có một thành phố khác”, Yan Gagin, cố vấn của chính quyền tự xưng Donetsk, nói với hãng thông tấn Ria Novosti.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí ẩn ”thành phố ngầm” bên dưới Azovstal: Boongke chịu nổi bom hạt nhân khiến Nga gặp khó

Sau gần 60 ngày bị Nga tấn công và bao vây, các lực lượng Ukraine ở Mariupol đang cố thủ trong các đường hầm chằng chịt bên dưới nhà máy thép khổng lồ Azovtal. Đây được xem...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Pravda.ru ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN