Nga có lo ngại sự trỗi dậy quân sự “thần tốc” của Trung Quốc?

Nền kinh tế Trung Quốc đã chững lại, nhưng quân sự thì vẫn trỗi dậy mạnh mẽ nhờ ngân sách khổng lồ chi cho quốc phòng, nhưng quan điểm của Nga như thế nào về sự trỗi dậy này?

Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí chiến lược uy lực.

Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí chiến lược uy lực.

Trung Quốc những năm qua đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quân sự, phô trương sức mạnh ở nhiều khu vực, xây dựng căn cứ đầu tiên ở nước ngoài. Tạp chí National Interest đã đặt câu hỏi với các chuyên gia quốc phòng Nga về sự trỗi dậy này và từ đó chỉ ra tương lai của quan hệ Nga-Trung Quốc.

“Ở thời điểm hiện tại, lợi ích quốc gia Nga tương đồng với Trung Quốc, nên bước phát triển của quân đội Trung Quốc không khiến giới lãnh đạo và quân sự Nga lo ngại”, Yuri Tavrovsky, giáo sư một trường đại học ở Nga, nói.

Tuy vậy, Tavrovsky thừa nhận có những mức độ quan ngại nhất định về hoạt động quân sự của Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới. “Trong tương lai, không loại trừ bất kỳ khả năng nào, như cách mà chính sách Trung Quốc đã thường xuyên thay đổi trong lịch sử”.

Alexander Lukin, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc ở Nga, cũng bày tỏ quan điểm tương tự. “Điện Kremlin biết một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ gây rắc rối, nhưng bây giờ thì chưa đáng lo ngại bằng phương Tây”.

“Có thể nói là, nếu quan hệ Nga-phương Tây tốt hơn thì cách Nga tiếp cận với Trung Quốc cũng khác”, Lukin nói. “Nhưng vì quan hệ với phương Tây vẫn đang rất căng thẳng nên hợp tác Nga-Trung sẽ tiếp tục được mở rộng”.

Nhìn chung, các học giả Nga đều nhận định trên National Interest rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là mối đe dọa và không khiến Nga lo ngại.

Tốc độ đóng tàu của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Nga.

Tốc độ đóng tàu của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Nga.

Viktor Murakhovksy , tổng biên tập một tạp chí quân sự ở Nga, nói những gì Bắc Kinh đang làm chỉ nhằm vào Washington, chứ không phải Moscow.

“Đánh giá tình hình địa chính trị chiến lược, Trung Quốc không đe dọa lợi ích của Nga và không làm ảnh hưởng đến Nga”.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc có cùng chung mục tiêu là đối trọng với sự thống trị toàn cầu của Mỹ. Giáo sư Tavrovsky thậm chí còn nói rằng Trung Quốc mạnh hơn sẽ thách thức Mỹ, từ đó giúp Nga hưởng lợi.

“Trước đây, chỉ có Nga là đối thủ của Mỹ. Ngày nay, chiến lược quốc gia của Mỹ đánh giá cả Nga và Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng. Như vậy, Mỹ sẽ phải chia đôi nguồn lực để đối phó”, Tavrovsky nói.

Ở Washington, các nghị sĩ Mỹ coi tham vọng quân sự toàn cầu của Trung Quốc là mối đe dọa. Ngược lại, ở Moscow, Trung Quốc được coi là cường quốc bảo thủ và có trách nhiệm.

“Những hành động của Trung Quốc đến nay đã hết sức kiềm chế”, Lukin nói. “Với ngân sách khổng lồ, lẽ ra Bắc Kinh đã có nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài hơn”, Lukin giải thích.

Theo Lukin, Trung Quốc chỉ muốn dựa vào quân sự để bảo vệ lợi ích kinh tế. “Trung Quốc muốn thống trị đại dương như Mỹ cũng phải mất hàng trăm năm”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mối quan hệ tốt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mối quan hệ tốt.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy quân sự Trung Quốc đến nay đều có “bàn tay” của Nga. Trong giai đoạn năm 1999-2006, Trung Quốc mua tới 60% vũ khí xuất khẩu của Nga.

Nhưng Nga cũng có lý đo để quan ngại việc những năm gần đây, Trung Quốc ít mua vũ khí hơn và thay vào đó là “khai thác bí mật quân sự để chế tạo những phiên bản giống hệt”. Điển hình như mẫu J-11 của Trung Quốc chính là Su-27 của Nga với thiết kế giống hệt 100%.

Ngày nay, Nga đã có những biện pháp đề phòng và các nhà sản xuất vũ khí Nga tự tin rằng Trung Quốc có “mở tung hết ra cũng không chế tạo được vũ khí giống hệt nữa”. Đó là lý do Nga tiếp tục bán chiến đấu cơ Su-35, “rồng lửa” S-400 và trong tương lai có thể là cả tiêm kích Su-57.

Một giải pháp nữa là vũ khí xuất khẩu cho Trung Quốc luôn bị cắt giảm tính năng so với phiên bản nội địa của Nga.

Trong tương lai, có một lĩnh vực Trung Quốc có thể vượt lên trước Nga. Đó là đóng tàu chiến cỡ lớn. Trung Quốc đóng mới hàng loạt tàu khu trục với tốc độ đáng kinh ngạc, đóng thêm cả tàu sân bay. Đây là những điều mà Nga đang gặp hạn chế, các chuyên gia nói.

“Họ có những tàu chiến tốt và viễn cảnh Nga mua thân tàu đóng ở Trung Quốc có lẽ không phải điều xa vời”, tổng biên tập tạp chí Nga, Murakhovsky nói.

Thương chiến Mỹ - Trung đang che khuất những khó khăn lớn của Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra chỉ là một trong số các vấn đề lớn mà Bắc Kinh phải đối mặt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN