Nga cảnh báo số phận căn cứ quân sự phương Tây nếu thành lập ở Ukraine

Quân đội Nga chắc chắn tấn công bất cứ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở Ukraine, ông Dmitry Medvedev – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – cho hay.

Binh sĩ Ukraine luân chuyển ở vùng Donetsk (ảnh: CNN)

Binh sĩ Ukraine luân chuyển ở vùng Donetsk (ảnh: CNN)

Hôm 25/12, đề cập đến tuyên bố bảo đảm an ninh cho Ukraine mà EU đang dự thảo, ông Medvedev cho rằng, văn kiện này chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị”.

Tuy nhiên, tuyên bố bảo đảm an ninh của EU (nếu được thông qua) có thể mở đường cho Ukraine thỏa thuận riêng với từng quốc gia về việc cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự, tài trợ cho các chương trình quân sự và nhiều thứ khác, bao gồm cả việc thành lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraine, ông Medvedev nhận định.

Theo ông Medvedev, thông qua thỏa thuận bảo đảm an ninh, Kiev có thể lôi kéo một số nước phương Tây “bốc đồng” lập căn cứ quân sự trên đất Ukraine. 

“Đây là một cuộc diễn tập, chúng tôi sẽ không kết nạp Ukraine vào NATO vì chúng tôi không muốn chiến tranh với Nga. Nhưng, trên cơ sở các quốc gia riêng lẻ, hãy làm điều các bạn muốn”, ông Medvedev bình luận về kế hoạch của phương Tây.

Ông Medvedev cảnh báo, quân đội Nga chắc chắn tấn công bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở Ukraine, kể cả đó có là căn cứ của thành viên NATO. Vấn đề là NATO có thể kích hoạt Điều 5 hay không.

“Khi Nga tấn công một căn cứ như vậy, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra, vì binh sĩ ở căn cứ đó được cử tới Ukraine để chiến đấu với chúng tôi, liệu khối NATO có sẵn sàng cho một phản ứng tập thể hay không”, ông Medvedev đặt vấn đề.

Theo Reuters, Điều 5 của Hiệp ước thành lập NATO, được ký vào năm 1949, quy định, cuộc tấn công nhằm vào một nước thành viên sẽ bị coi là tấn công nhằm vào toàn khối. Đây là nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO.

Bình luận của ông Medvedev được đưa ra sau khi ông Andrey Sibiga – phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine – nói rằng, hiện còn 6 thành viên EU là Áo, Croatia, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Malta chưa ủng hộ việc bảo đảm an ninh cho Ukraine.

Ông Sibiga cho rằng, 6 nước thành viên EU nói trên sẽ sớm thay đổi quan điểm.

Hồi tháng 7/2023, G7 – nhóm 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới – đã thông qua cam kết an ninh với Ukraine. G7 tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh, vận chuyển vũ khí, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine.

Tuy nhiên, G7 không đưa ra khung thời gian cụ thể để thực hiện các cam kết an ninh này

Theo RT, Ukraine hy vọng rằng G7 sẽ thực hiện các cam kết an ninh trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO tại Washington vào tháng 7/2024.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga phá hủy hàng loạt hệ thống phòng không NASAMS, Crotale-NG của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/12 cho biết quân đội nước này đã phá huỷ các bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không do Na Uy và Pháp sản xuất tại sân bay Starokonstantinov, vùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT, TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN