Nếu 7 tỷ người được chia số vàng 700 tỷ tỷ USD từ "tiểu hành tinh vàng", điều gì sẽ xảy ra?

Về mặt lý thuyết, mỗi người trong toàn bộ dân số thế giới sẽ được chia tới gần 93 tỷ USD, lớn hơn cả tài sản của tỷ phú Jeff Bezos, người giàu nhất hành tinh ở thời điểm hiện tại.

Bloomberg nhận định việc phát hiện một tiểu hành tinh toàn vàng chưa chắc đã khiến người dân cả Trái Đất trở thành tỷ phú (Ảnh minh họa)

Bloomberg nhận định việc phát hiện một tiểu hành tinh toàn vàng chưa chắc đã khiến người dân cả Trái Đất trở thành tỷ phú (Ảnh minh họa)

Thế giới đang chấn động trước thông tin về 16 Psyche, tên một tiểu hành tinh mới được NASA phát hiện, có trữ lượng vàng và kim loại hiếm khổng lồ với trị giá ước tính lên đến 700 tỷ tỷ USD (một số nguồn khác ước tính là 10.000 triệu tỷ USD). Con số này lớn đến mức nếu chia theo đầu người của toàn bộ dân số trên Trái Đất, mỗi người sẽ có tới 93 tỷ USD!

Điều này đồng nghĩa với việc sau 1 đêm, tài sản của mỗi chúng ta sẽ còn lớn hơn cả tỷ phú Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, Bloomberg, tờ báo về kinh doanh và tài chính hàng đầu của Mỹ, đã dập tắt những ảo tưởng trên bằng một bài phân tích cho rằng vàng không phải thứ duy nhất quyết định sự giàu có.

Bài phân tích mở đầu bằng việc dự đoán trong tương lai, kiểu gì số lượng vàng và kim loại có trên 16 Psyche cũng sẽ được khai thác. Nhưng một khi được đem vào thị trường, chúng sẽ không còn giá trị ban đầu của mình nữa. Bất kỳ sinh viên ngành kinh tế nào cũng đều biết rằng giá cả sẽ biến đổi tùy theo mức độ khan hiếm của hàng hóa, nếu số kim loại trên ồ ạt xâm nhập vào thị trường thế giới, giá trị của chúng sẽ giảm vì không còn được coi là kim loại hiếm như trước nữa. Nguồn cung tăng đồng nghĩa với giá trị sẽ giảm.

Hình minh họa về "tiểu hành tinh vàng" 16 Psyche mới được NASA khám phá (Ảnh:Maxar/ASU/P. Rubin/NASA/JPL-Caltech)

Hình minh họa về "tiểu hành tinh vàng" 16 Psyche mới được NASA khám phá (Ảnh:Maxar/ASU/P. Rubin/NASA/JPL-Caltech)

Bên cạnh đó, một lý do căn bản khác là sự giàu có giờ đây không còn tỉ lệ thuận với trọng lượng của 1 khối kim loại như trước, mà nó đến từ khả năng tạo ra những thứ thỏa mãn nguyện vọng của con người. Một nhà máy sản xuất xe hơi, một cái nhà để ở, khối kiến thức trong đầu mỗi chúng ta, hay thậm chí chỉ một miếng bánh sandwich… cũng đều được coi là thước đo của giàu sang, dù chúng không được tính toán bằng những số liệu cụ thể.

Trong khi đó, dù vàng vẫn có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và chế tác những đồ trang sức xa xỉ, nhưng nó không thể tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp, hạ giá thành các sản phẩm khác, hay đơn thuần cải thiện cuộc sống con người vì tính “hiếm” của nó được.

Để dẫn chứng, Bloomberg đã lấy ví dụ về giai đoạn những năm 1500, thời điểm một trữ lượng rất lớn vàng và bạc đã được khai thác bởi Tây Ban Nha. Rốt cuộc, phần lớn số vàng bạc trên chỉ được dành để giải quyết những chi tiêu của chính quyền (chủ yếu cho các cuộc chiến tranh) và chẳng thể làm giàu cho toàn bộ người dân của nước này. Do vàng bạc thời đó được sử dụng như tiền bây giờ, sự xuống giá của chúng cũng là sự mất giá của đồng tiền, nói cách khác là lạm phát.

Vàng ngày nay không còn được sử dụng như tiền, và giá trị đồng tiền ngày nay cũng không còn được gắn với giá trị của vàng hay bất kỳ kim loại nào khác. Vì thế, sự xuất hiện của một thiên thạch vàng khổng lồ không những không đẩy giá tiêu dùng lên cao, mà còn khiến giá trị vàng tuột xuống đến mức hầu như bằng 0.

Ngoài ra, Bloomberg cũng cho rằng chỉ những công ty hay đơn vị nhanh chân chiếm lĩnh việc khai thác trên tiểu hành tinh này mới là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Cụ thể, tờ báo này lấy dẫn chứng từ trường hợp của tập đoàn khai thác kim cương De Beer. Là cái tên đầu tiên phát hiện và khai thác trữ lượng lớn kim cương tại Nam Phi, trong suốt một thời gian dài, De Beers đã bảo vệ thế độc quyền của mình trước những đối thủ cạnh tranh, bằng việc tích trữ kim cương khi giá thành còn thấp và mở rộng thị trường để đè bẹp các đối thủ của mình.

Hơn nữa, để ngăn không cho mặt hàng kim cương trở nên đại trà, De Beer đã triển khai một chiến dịch quảng cáo rất hiệu quả, với khẩu hiệu kinh điển “Một viên kim cương là vĩnh cửu” (A diamond is forever). Điều này đã thuyết phục rất nhiều người trên thế giới rằng nhẫn đính hôn bằng kim cương là một biểu tượng vô giá trong hôn nhân, và đó mới là giá trị đích thực của kim cương.

Vì thế, công ty nào nhanh tay sở hữu 16 Psyche có thể áp dụng đúng những chiêu bài kinh doanh của De Beer để làm giàu cho bản thân mình, bằng việc thuyết phục người khác về lợi ích của vàng cho nhiều mục đích khác nhau.

Chung quy lại, bài phân tích của Bloomberg kết luận 1 tiểu hành tinh khổng lồ bằng vàng là chưa đủ để đổi đời hơn 7 tỷ người trên Trái Đất bởi 2 lý do sau:

Thứ nhất, rất nhiều tài sản hiện nay chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Giá trị hàng hóa tăng hay giảm phụ thuộc vào thanh khoản của bạn, tức là khả năng bán đi một tài sản để đổi lấy tiền mặt.

Thứ hai, sự giàu có thực thụ không phải đến từ trữ lượng vàng lớn hay nhỏ, mà nó đền từ các hoạt động sản xuất của con người nhằm tạo ra những thứ phù hợp với nhu cầu của nhân loại. Nếu bạn muốn làm giàu, đừng nghĩ đến việc chiếm hữu càng nhiều tài nguyên hiếm càng tốt. Thay vào đó, hãy vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất để làm ra những thứ mà nhiều người thật sự mong muốn.

Sắp chinh phục tiểu hành tinh chứa kho báu 10.000 triệu tỉ USD

NASA đã sẵn sàng cho chuyến thăm dò tiểu hành tinh được cho là chứa đầy kim loại hiếm Pysche, theo một thông báo trong tuần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Bloomberg ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN