Mỹ: Tiêm hoóc môn giới tính nữ vào đàn ông để điều trị Covid-19

Đàn ông dường như có nhiều nguy cơ tử vong do Covid-19 hơn phụ nữ, vì thế các nhà khoa học tại Mỹ đang tiến hành điều trị cho cánh mày râu bằng thứ mà họ không có: Hoóc môn giới tính nữ.

Nhiều nhà khoa học đã đặt vấn đề rằng, liệu hoóc môn giới tính nữ có thể giúp giảm nguy cơ tử vong của đàn ông khi nhiễm Covid-19?

Mới đây, các bác sĩ tại Long Island (New York) đã tiến hành điều trị cho bệnh nhân nam nhiễm Covid-19 bằng cách tiêm estrogen (một loại hoóc môn giới tính nữ) với hy vọng tăng cường hệ thống miễn dịch của các bệnh nhân này trước sự tấn công của virus.

Sang tuần tới, các bác sĩ tại Los Angeles sẽ điều trị cho bệnh nhân nam nhiễm Covid-19 bằng một loại hoóc môn giới tính nữ khác – progesterone. Nhóm bác sĩ cho rằng loại hoóc môn này có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa phản ứng “tự hủy” của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người nhiễm virus.

Sara Ghandehari, bác sĩ chuyên khoa phổi làm viện tại bệnh viện Cedars Sinai (Los Angeles), cho biết, có sự khác biệt đáng kể về tình trạng của bệnh nhân nam và nữ nhiễm Covid-19 tại các phòng điều trị đặc biệt.

Các bác sĩ Mỹ cho rằng hoóc môn giới tính nữ có tác dụng trong việc điều trị Covid-19 ở đàn ông (ảnh: NY Times)

Các bác sĩ Mỹ cho rằng hoóc môn giới tính nữ có tác dụng trong việc điều trị Covid-19 ở đàn ông (ảnh: NY Times)

75% bệnh nhân có biểu hiện nặng và phải thở máy tại bệnh viện Cedars Sinai là nam giới. Trong khi đó, những bệnh nhân Covid-19 là phụ nữ mang thai - có hệ thống miễn dịch yếu nhưng nồng độ hoóc môn estrogen và progesterone cao, lại thường có biểu hiện nhẹ hơn.

“Dường như có một thứ gì đó đang bảo vệ phụ nữ và các thai phụ trước Covid-19 và chúng tôi cho rằng đó là hoóc môn”, bác sĩ Ghandehari nhận xét.

Nachman, chuyên gia y tế đến từ Đại học New York cho rằng, việc dùng hoóc môn giới tính nữ để điều trị Covid-19 cho nam giới là một y tưởng rất hay.

Khoảng cách về số người tử vong do Covid-19 theo giới tính đã sớm xuất hiện trong dịch Covid-19. Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy, đàn ông thường có nguy cơ biểu hiện các triệu chứng nặng và tử vong vì Covid-19 cao hơn phụ nữ. Tại Italia và Mỹ cũng đang ghi nhận tình hình tương tự.

Theo các chuyên gia, tình trạng đàn ông tử vong vì Covid-19 nhiều hơn phụ nữ xuất phát từ nhiều lý do, ví dụ : Đàn ông thường hút thuốc nhiều hơn, giữ vệ sinh kém hơn phụ nữ… Vì thế, hoóc môn giới tính chỉ là một trong số các nguyên nhân.

“Nếu hoóc môn giới tính là yếu tố bảo vệ chính cho phụ nữ trước Covid-19 thì phụ nữ cao tuổi cũng sẽ có nguy cơ tử vong cao tương tự như đàn ông. Hoóc môn của phụ nữ giảm mạnh sau khi mãn kinh, nhưng trong suốt cuộc đời, phụ nữ lại thể hiện sức đề kháng cao hơn đàn ông.

Vì vậy, việc phụ nữ ít có nguy cơ tử vong do Covid-19 phải có một nguyên nhân khác, không chỉ là do sự khác biệt từ hoóc môn”, Sabra Klein, chuyên gia nghiên cứu giới tính tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, đưa ra quan điểm.

Một bệnh nhân Covid-19 là nam giới đang được theo dõi sức khỏe tại Mỹ (ảnh: NY Times)

Một bệnh nhân Covid-19 là nam giới đang được theo dõi sức khỏe tại Mỹ (ảnh: NY Times)

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, hoóc môn estrogen có thể làm giảm khả năng Covid-19 liên kết với thụ thể ACE2 trong cơ thể chuột. Vì thế, estrogen được kỳ vọng là có thể giúp điều trị Covid-19 ở nam giới.

Các chuyên gia y tế tại Los Angeles thì lại đặt nhiều hy vọng hơn vào hoóc môn progesterone chứ không phải estrogen. Một nghiên cứu khác cho thấy, hoóc môn progesterone có tác dụng làm giảm các tế bào gây viêm và có khả năng giảm phản ứng tự gây hại của hệ thống miễn dịch ở người nhiễm Covid-19.

Cả 2 loại hoóc môn này được đều được cho là an toàn khi sử dụng ở nam giới trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về tác dụng phụ có thể xảy ra đổi với những bệnh nhân nam, ví dụ như bị đau vú hoặc cảm giác “bốc hỏa”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Á?

Có nhiều rất nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao tại Indonesia, bao gồm vấn đề về sức khỏe dân số nói...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN