Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Á?

Có nhiều rất nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao tại Indonesia, bao gồm vấn đề về sức khỏe dân số nói chung và những lỗ hổng trong hệ thống y tế, các chuyên gia nhận định.

Người cao tuổi và người có bệnh nền là những trường hợp dễ tổn thương Covid-19, theo WHO. Tuy nhiên, tại Indonesia, tình trạng người dân hút thuốc lá nhiều và những phản ứng chậm chạp của chính quyền được cho là nguyên nhân chính khiến nước này có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Á.

Đến ngày 26.4, Indonesia ghi nhận 8.882 ca nhiễm Covid-9 với 743 trường hợp tử vong. Không phải là quốc gia có nhiều người nhiễm virus nhất khu vực Đông Nam nhưng Indonesia lại ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất.

Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Indonesia thường xuyên dao động ở khoảng từ 8 – 9%, cao nhất châu Á.

Nhà dịch tễ học người Indonesia – ông Pandu Riono, cho rằng, có nhiều yếu tố dẫn đến tỷ lệ tử vong do virus cao tại quốc gia này, một trong số đó là bệnh nền.

Indonesia có tỷ lệ người hút thuốc vào loại nhiều nhất thế giới (ảnh: Reuters)

Indonesia có tỷ lệ người hút thuốc vào loại nhiều nhất thế giới (ảnh: Reuters)

“Nhiều người Indonesia mắc các bệnh nền và điều đó khiến họ dễ bị tổn thương do dịch bệnh. Hầu hết người dân Indonesia không chú trọng đến lá phổi của mình, họ hút rất nhiều thuốc”, ông Pandu Riono nhấn mạnh.

Indonesia có tỷ lệ nam giới hút thuốc vào loại nhiều nhất thế giới với 75%, theo WHO.

Trong các quốc gia cùng khu vực, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Philippines là khoảng 6,5%, trong khi con số của Singapore và Malaysia lần lượt là 0,1% và 1,7%.

Theo giới chuyên gia, ngoài tình trạng sức khỏe không tốt của người dân, việc chính quyền Indonesia phản ứng chậm với dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến số người tử vong tại nước này tăng cao.

Đến đầu tháng 3, Indonesia chỉ có duy nhất một phòng thí nghiệm có khả năng làm xét nghiệm Covid-19. Xét nghiệm virus tại Indonesia cũng được xử lý một cách khá chậm chạp, điều này ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho y bác sĩ và tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

“Các bệnh viện nhanh chóng trở nên quá tải. Có rất nhiều ca nhiễm Covid-19 biểu hiện nặng nhập viện cùng một lúc.

Một phụ nữ đạp xe qua bức tường vẽ tranh cổ động phòng chống Covid-19 tại Indonesia (ảnh: Straitstimes)

Một phụ nữ đạp xe qua bức tường vẽ tranh cổ động phòng chống Covid-19 tại Indonesia (ảnh: Straitstimes)

Nếu giới chức hành động nhanh hơn và chỉ định nhiều bệnh viện điều trị cho người nhiễm Covid-19 hơn thì nguồn nhân lực, thuốc men có thể đã được phân phối một cách hợp lý hơn. Nhiều người có thể đã không tử vong nếu có sự chuẩn bị từ sớm”, ông Riono nhận xét.

Bà Lia Partakusuma – Tổng Thư ký Hiệp hội các bệnh viện tại Indonesia, cũng đồng quan điểm với chuyên gia Riono.

“Một người nhiễm virus ban đầu có thể chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ nhưng tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi nếu không được chăm sóc đầy đủ”, bà Partakusuma cho biết.

Khoảng 1/2 số ca nhiễm Covid-19 tại Indonesia được ghi nhận ở thủ đô Jakarta. Nhiều y bác sĩ tại Jakarta được hỏi cho rằng, họ thực sự bị động vì chưa bao giờ phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân như vậy.

Tuy nhiên, theo bà Partakusuma, tình hình tại các bệnh viện ở những tỉnh lẻ có thể còn tệ hơn những gì đang diễn ra tại thủ đô.

“Các cơ sở y tế lại những khu vực khác vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với Covid-19, họ vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị”, bà Partakusuma cho biết.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Indonesia chỉ có 1,2 giường bệnh cho 1.000 dân.

Nhân viên y tế vừa khử trùng vừa chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Indonesia (ảnh: ABC News)

Nhân viên y tế vừa khử trùng vừa chôn cất nạn nhân Covid-19 tại Indonesia (ảnh: ABC News)

Bà Partakusuma lưu ý thêm rằng, số lượng xét nghiệm Covid-19 tại Indonesia vào loại thấp nhất tại châu Á. Đất nước 260 triệu dân tính đến ngày 22.4 với thực hiện được khoảng 55.000 lượt xét nghiệm. Cùng thời điểm đó, Malaysia (32 triệu dân) làm được 115.000 xét nghiệm Covid-19 và  Singapore (5,7 triệu dân) thực hiện được 80.000 xét nghiệm.

“Tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Indonesia có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Số người nhiễm Coivd-19 được thống kê có thể khác xa so với thực tế”, ông Zubairi Djoerban, người đứng đầu lực lượng phản ứng Covid-19 tại Hiệp hội Y khoa Indonesia, nhận xét.

“Đỉnh dịch có thể đến vào tháng 5 hay thậm chí là tháng 6 với khoảng 106.000 người nhiễm virus”, ông Djoerban nói thêm.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ nguyên nhân khiến người mắc bệnh tim ”mất tích” trong dịch Covid-19 ở Mỹ

Những bệnh nhân tim đã đi đâu? Với nhiều bác sĩ Mỹ, đây là điều rất không bình thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – CNA ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN