“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc?

Câu chuyện về việc Khổng Minh Gia Cát Lượng chấp nhận cưới một người vợ xấu xí nhất thời Tam Quốc được lan truyền sâu rộng đến ngày nay, nhưng liệu có điều gì bí ẩn đằng sau quyết định này?

“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc? - 1

Nhan sắc người xấu xí của vợ Gia Cát Lượng cho đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi.

Theo trang mạng Qulishi, Gia Cát Lượng là người có trí tuệ siêu phàm, thận trọng mọi việc, học thuộc Binh pháp Tôn Tử, tiếng tăm lẫy lừng cho đến ngày nay.

Nuôi mộng lớn nhưng thiếu người tương trợ

Chào đời không được bao lâu thì cha mẹ lần lượt qua đời. Gia Cát Lượng  được người chú ruột làm quan nuôi dưỡng. Khi thiên hạ đại loạn, chiến tranh nổ ra khắp nơi, Gia Cát Lượng cùng người thân chuyển đến sống tại Long Trung, nằm ở ngoại thành Tương Dương, theo nghề trồng trọt và làm ẩn sĩ.

Vào năm Gia Cát Lượng 25 tuổi, chú ruột của ông qua đời. Người anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn rời nhà đến Đông Ngô làm quan. Người chị gái của ông là Gia Cát Huệ cũng được gả vào một gia đình giàu có tại Nam Chương. Vì vậy, trong nhà chỉ còn lại Gia Cát Lượng và người em trai là Gia Cát Quân. Lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng chỉ muốn “bảo toàn tính mạng trong thời loạn thế, không truy cầu danh vọng.”

Thời cổ đại, nhất là vào thời đại xã hội loạn lạc, thì trai gái 15, 16 tuổi đã kết hôn. Gia Cát Lượng khi ấy đã 25 tuổi mà vẫn chưa thành thân được xem là điều khác thường.

“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc? - 2

Hình tượng Gia Cát Lượng trong tân Tam quốc diễn nghĩa.

Trên thực tế, Gia Cát Lượng luôn nuôi mộng lớn, làm việc đại sự nhưng thiếu người tương trợ. Có thể nói dù bụng ôm một bồ kinh văn, lại sở hữu tài năng hơn người, nhưng Gia Cát Lượng không được nhiều người biết đến.

Trường hợp của Gia Cát Lượng được so sánh với tấm gương của Tư Mã Tương Như từng lưu danh thiên hạ năm xưa. 

Tiến thân nhờ người vợ xấu xí

Cuối thời Đông Hán, các danh sĩ nổi tiếng như ư Mã Huy, Bàng Đức và Hoàng Thừa Ngạn

đều là những phụ tá đắc lực của châu mục Kinh Châu, Lưu Biểu.

Gia tộc họ Hoàng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tại Kinh Châu. Vợ của Hoàng Thừa Ngạn còn là chị em với một trong số các phu nhân của Lưu Biểu.

Bấy giờ, danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn có một người con gái tên là Hoàng Nguyệt Anh. Nàng là bậc tài nữ có xuất thân danh gia, chỉ tiếc lại sở hữu dung nhan xấu xí, thậm chí được đánh giá “xấu xí bậc nhất thời Tam quốc”.

“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc? - 3

Ảnh minh họa.

Theo sử sách Trung Quốc, Hoàng Nguyệt Anh có dáng người thon thả, nhưng gương mặt đen đúa, nhiều mụn nhọt. Một số tư liệu khác viết, bà có hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ.

Trang mạng Qulishi viết, Gia Cát Lượng chưa từng tận mắt thấy dung nhan của Hoàng Nguyệt Anh, nhưng Khổng Minh hiểu rõ Hoàng Thừa Ngạn một đời là danh sĩ nổi tiếng, gia tộc lại rất có thế lực.

Bởi vậy, nếu có thể cưới được con gái của nhà họ Hoàng, con đường tiến thân của Gia Cát Lượng sẽ trở nên hết sức vững chắc. Mỗi khi rảnh rỗi, Gia Cát Lượng thường xuyên ăn vận chỉn chu, lui tới nhà họ Hoàng để trò chuyện với Hoàng Thừa Ngạn.

“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc? - 4

Hoàng Nguyệt Anh được mô tả có vẻ ngoài "xấu xí nhất thời Tam quốc".

Sử sách Trung Quốc mô tả, “Gia Cát Lượng thân cao 7 xích, tay cầm quạt lông, đầu chít khăn, phong lưu, phóng khoáng. Vừa anh tuấn, tài năng, lại có tài ăn nói và biết tận dụng ngoại hình, Gia Cát Lượng từ lâu đã lọt vào mắt xanh của danh sĩ họ Hoàng”.

Hoàng Thừa Ngạn trong lòng đã ưng, lại được Hoàng Nguyệt Anh đem lòng cảm mến, mọi chuyện diễn ra hết sức suôn sẻ.

Một ngày nọ, Hoàng Nguyệt Anh liền mang tâm tư nói cho cha mình. Hoàng Thừa Ngạn khi ấy mới dò hỏi ý của Khổng Minh. Không ngờ rằng, Gia Cát Lượng chỉ suy nghĩ một chút rồi gật đầu đồng ý, như thế trong lòng đã có quyết định từ lâu.

Tuy nhiên, theo một ghi chép khác thì câu chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch thực chất chỉ để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng.

Sau khi thành thân, phu thê Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh sống với nhau rất hòa thuận. Nguyệt Anh không chỉ khéo tay mà còn thông tuệ, nhiều lần giúp đỡ sự nghiệp của phu quân.

“Mỹ nam kế” giúp Gia Cát Lượng thăng tiến thần tốc? - 5

Cuộc đời Gia Cát Lượng rẽ sang một trang khác kể từ khi lấy vợ.

Bà được miêu tả là người "năng lý năng ngoại" (giỏi lo toan việc trong nhà lẫn việc bên ngoài). Không những giúp chồng sắp xếp ổn thỏa việc gia sự, Nguyệt Anh còn bang trợ rất nhiều cho sự nghiệp của Gia Cát Lượng.

Nhờ mối quan hệ này, Gia Cát Lượng nhanh chóng mở rộng tên tuổi với các tướng lĩnh và chính trị gia. Từ đó, với năng lực hơn người, Gia Cát Lượng nắm rõ tình hình nội tại ở Kinh Châu.

Một thời gian ngắn sau đó, năm 207, Lưu Bị 3 lần đến Long Trung mời Gia Cát Lượng ra giúp. Thời điểm này, Gia Cát Lượng đã hiểu rõ những hướng đi cần thiết khi theo phò tá Lưu Bị, việc để Lưu Bị Lưu Bị “tam cố thảo lư” cũng chỉ là để thử lòng mà thôi.

Có thể nói, cuộc hôn nhân nhìn bề ngoài tưởng như khó hiểu ấy đã đem lại “cơ hội ngàn năm có một” để Gia Cát Lượng rộng đường tiến thân.

Ngoài ra, Hoàng Nguyệt Anh dù xấu xí nhưng Gia Cát Lượng lại hưởng lợi trăm bề. Đây có thể được coi là sách lược thành công nhất, mở đầu cho một giai đoạn lịch sử nhiều sóng gió nhưng cũng không kém phần hào hùng sau này của Khổng Minh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Khổng Minh Gia Cát Lượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN