Từng là thừa tướng, gia sản của Gia Cát Lượng thực sự chỉ có thế này?

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, hậu chủ Lưu Thiện có kiểm kê lại tài sản và sửng sốt khi thấy gia cảnh thừa tướng đúng như những gì từng được kê khai.

Hậu chủ Lưu Thiện và Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hậu chủ Lưu Thiện và Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật kiệt xuất và được biết đến nhiều nhất thời Tam quốc ở Trung Quốc. Loạt bài này sẽ khai thác thêm những điểm khác biệt trong cuộc đời Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng là một nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam quốc ở Trung Hoa. Ông ghi danh mình trong lịch sử là người tạo ra thế chân vạc giữa 3 nước Ngụy-Thục-Ngô.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng với tư cách là công thần, thừa tướng nước Thục, nắm trọn quyền hành khiến hậu chủ Lưu Thiện một mực nghe lời.

Cả đời tận trung

Sử sách Trung Quốc chép, Gia Cát Lượng từng theo chú là Gia Cát Huyền tới Dự Chương làm Thái thú dưới quyền Viên Thuật. Sau khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng sống ẩn cư, tự mình cày ruộng, chỉ vừa đủ ăn.

Năm 27 tuổi, Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời xuất sơn và đây là bước ngoặt thay đổi cuộc đời vị quân sư tài ba.

Trong suốt quãng thời gian phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã tận tâm tận lực, một lòng trung nghĩa. Từ chỗ Lưu Bị không có lấy một mảnh đất cắm dùi, Gia Cát Lượng đề ra Long Trung đối sách, giúp Lưu Bị giành được Kinh châu, tạo ra thế chân vạc thời Tam quốc.

Sau khi gây dựng được nước Thục, Gia Cát Lượng tiếp tục đóng vai trò chính trong chiến lược liên minh với Ngô chống Tào Ngụy. Thời Gia Cát Lượng làm thừa tướng, đất thục trở nên trù phú, lương thảo tích cóp dồi dào, đáp ứng nhu cầu khi có chiến tranh.

Viên Chuẩn đời Tấn có bình luận trong Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện: “Gia Cát Lượng đem lại ruộng đất mở mang, kho lương sung túc, khí giới sắc bén, sản vật dồi dào... từ chỗ suy yếu mà sửa sang được mọi việc, khuyên khích dân cố gắng”.

Gia Cát Lượng có 14 năm nắm trọn quyền lực nhà Thục Hán.

Gia Cát Lượng có 14 năm nắm trọn quyền lực nhà Thục Hán.

Trong những năm tháng gây dựng cơ đồ, Gia Cát Lượng luôn một lòng tận tụy cho cơ nghiệp nhà Thục Hán, không màng tới việc tích cóp gia sản.

Nghe tin Quan Vũ bị sát hại, Lưu Bị vì quá đỗi đau lòng đã dốc toàn bộ binh lực thảo phạt Đông Ngô. Gia Cát Lượng cố khuyên ngăn không được, đành thuận theo ý trời. Lưu Bị cuối cùng đại bại, sức khỏe suy kiệt.

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị ủy thác cơ đồ Thục Hán cho Gia Cát Lượng. Tam quốc chí của Trần thọ chép: "Tài Thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nước nhà, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể phò tá thì phò tá, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi".

Đến cuối cùng, dù Lưu Thiện bất tài nhưng Gia Cát Lượng vẫn một lòng phụng sự vì mục tiêu khôi phục nhà Hán.

Gia sản khiến người đời sửng sốt

Theo Qulishi, trong một lần kê khai tài sản, Gia Cát Lượng có trình tấu lên hậu chủ Lưu Thiện: “Nhà chỉ có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, của riêng chỉ vừa đủ ăn, đủ mặc cho người thân trong gia đình. Lương bổng hoàn toàn dựa vào chức vị thừa tướng, ngoài lương không có khoản thu nào khác”.

Theo trang mạng kknews, con số thống kê trên ở thời Hán và thời tam quốc có nghĩa là rất thấp. Gia đình Gia Cát Lượng còn không phụ thuộc vào ngân khố quốc gia, tự mình tham gia các hoạt động nông nghiệp như trồng rau, nuôi tằm để phục vụ cuộc sống.

Gia Cát Lượng dù thực quyền lớn hơn Lưu Thiện, nhưng vẫn cam đoan một lòng trung thành. “Cho đến khi thần chết vẫn sẽ bảo đảm trong nhà không có tơ lụa dư thừa, bên ngoài không có tài sản không phụ lòng của bệ hạ”, Gia Cát Lượng khẳng định.

Gia Cát Lượng qua đời khi chiến dịch Bắc phạt còn dang dở.

Gia Cát Lượng qua đời khi chiến dịch Bắc phạt còn dang dở.

Sau này, Gia Cát Lượng di chúc rằng cứ an táng cho mình ở núi Định Quân tại tiền tuyến, không cần đưa về Thành Đô cử hành quốc tang để tránh lãng phí phô trương.

Ông cũng để lại lời cuối, nói rằng nghi thức tang lễ phải thật đơn giản, lấy núi làm mộ, có thể dùng quan tài loại thường cũng được, khi liệm chỉ cần dùng quần áo bình thường, không chôn theo vật quý.

Cũng chính vì lý do trên, các nhà khảo cổ Trung Quốc đến tận ngày nay vẫn chưa thể tìm thấy chính xác nơi chôn Gia Cát Lượng.

Sự liêm khiết của Gia Cát Lượng cũng tạo gương cho các quan lại nước Thục. Tể tướng Tưởng Uyển nhắc với con cái: "Thường nhắc nhở trong nhà nên ăn chay, mặc áo vải thô, ra ngoài không dùng xe ngựa".

Tể tướng Phí Vĩ nhã nhặn khiêm nhường, nhà không tích chứa của cải, con cái mặc áo vải thô ăn cơm chay, chẳng khác dân thường. Những người thân cận với Gia Cát Lượng như đại tướng Khương Duy, Đặng Chi đều có cuộc sống cần kiệm, gia cảnh bình thường.

Hậu chủ Lưu Thiện sau này có kiểm kê lại tài sản của Gia Cát Lượng và nhận thấy những gì thừa tướng kê khai năm xưa quả đúng như vậy, theo Qulishi.

Nhờ công đức và cuộc sống cần kiệm, Gia Cát Lượng là vị quan duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu do nhà Minh và nhà Thanh sau này xây dựng.

Miếu thờ 41 vị công thần được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại Trung Hoa. Trên đất Trung Hoa, người dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để tưởng nhớ Gia Cát Lượng.

_____________________

Gia Cát lượng xuất thân là quân sư, đề ra chiến lược, quyết sách nhưng về sau trực tiếp chỉ huy quân đội, góp mặt trên chiến trường. Bài kỳ sau xuất bản 19 giờ ngày 14/12 trên mục Thế giới sẽ làm rõ hơn về sự khác biệt giữa một Gia Cát Lượng khi mới xuất sơn và Gia Cát Lượng khi đã trở thành thừa tướng Thục Hán.

Nguồn: [Link nguồn]

Con cháu Gia Cát Lượng chết thảm dưới tay người của Tư Mã Ý thế nào?

Vào cuối thời Tam quốc, cục diện dần ngã ngũ khi Tào Ngụy thống trị trung nguyên, Thục Hán suy tàn và cuối cùng sụp đổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Khổng Minh Gia Cát Lượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN