Mỹ đang lo ngại vì nguy cơ bị thua thiệt trước Trung Quốc?

Sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc ở Châu Phi đang khiến Washington thực sự lo sợ, khi các quan chức Lầu Năm Góc bày tỏ quan ngại rằng Bắc Kinh đang giành được lòng tin từ nhiều nước vốn là đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Một quan chức của Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ khu vực Châu Phi (AFRICOM) cho biết: “Bọn họ (Trung Quốc) đã đang đẩy mạnh các hoạt động và mang lại điều mà các đối tác của chúng ta đang cần và muốn. Chúng tôi lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ không thể cạnh tranh lại”.

Mỹ đang lo ngại vì nguy cơ bị thua thiệt trước Trung Quốc? - 1

Quân nhân Trung Quốc trong buổi lễ thành lập căn cứ quân sự mới ở Djibouti vào năm 2017.

Cụ thể, sự hiện diện của Trung Quốc tại Djibouti, một quốc gia nhỏ nằm ở ngay cửa ngõ vào Biển Đỏ và gần một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới, đang khiến Mỹ lo ngại. Vào năm 2017, quân đội Trung Quốc đã mở cửa căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở Djibouti, chỉ cách căn cứ thường trực của Mỹ là Camp Lemonnier chừng 10km.

Trong một báo cáo thường niên gửi lên Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp nối thành công mà họ có được ở Djibouti. Sẽ có thêm nhiều căn cứ Trung Quốc xuất hiện “để thiết lập các cơ sở hậu cần ở nước ngoài có thể cho phép họ mở rộng hoạt động quân sự trong khu vực cũng như trên thế giới”.

Điều đáng nói là căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti được bố trí gần một cảng biển quan trọng, nơi mà 4.000 quân nhân Mỹ tại căn cứ Camp Lemonnier đang rất lệ thuộc. Năm ngoái, người đứng đầu AFRICOM là tướng Thomas Waldhauser cảnh báo với Quốc hội Mỹ rằng hiện 2 trong số 5 cầu cảng đã thuộc sự kiểm soát của Trung Quốc, và rất có thể ngày nào đó nước này sẽ cắt đứt hoàn toàn sự kiểm soát của Mỹ đối với cảng này.

“Ai cũng biết rằng khoảng 98% hoạt động hậu cần hỗ trợ cho các địa điểm đóng quân tại Djibouti, cũng như Somalia và khu vực Đông Phi đều thông qua cảng biển này”, tướng Waldhauser nhấn mạnh. “Nếu Trung Quốc kiểm soát được cảng này, hậu quả sẽ rất lớn”.

Trong những năm qua, giữa Washington và Bắc Kinh đang tồn tại một sự thiếu hụt lòng tin. Chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp phần mềm thương mại và công nghệ của Mỹ và có những biện pháp nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ hợp tác với các công ty viễn thông của Trung Quốc.

Tập đoàn Huawei, một công ty công nghệ lớn mà Washington khẳng định được tài trợ bởi quân đội Trung Quốc và đang có hoạt động nghe trộm cho chính phủ Trung Quốc, đã trở thành nạn nhân mới nhất của Mỹ. Và vào cuộc bầu cử Quốc hội năm ngoái, Tổng thống Donald Trump nói rằng Trung Quốc đã tìm cách can thiệp vào cuộc bỏ phiếu nhằm đáp trả những biện pháp cứng rắn của Mỹ đối với nước này.

Vào tháng 6/2018, Mỹ đã áp đặt thuế đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị 50 tỉ USD nhằm buộc Trung Quốc phải ngừng những chính sách thương mại có hại cho Mỹ. Bắc Kinh cũng đáp trả tương tự và giờ đây Mỹ và Trung Quốc đang có một cuộc chiến tranh thương mại khi hai bên liên tiếp đánh thuế vào hàng hóa của nhau.

Các cuộc đàm phán giữa hai nước đã được tổ chức nhưng cuối cùng đã không đạt được kết quả như mong muốn. Đến ngày 9/5, ông Trump cho biết Trung Quốc đã “phá vỡ thỏa thuận” và tăng mức thuế lên thành 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc, đáp lại Bắc Kinh cũng áp mức thuế tương tự đối với 60 tỉ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Mỹ đánh Trung Quốc đúng ‘chỗ hiểm’, nhưng Bắc Kinh còn một ‘độc chiêu’

Mỹ đánh Trung Quốc đúng vào “chỗ hiểm” là công ty Huawei, nhưng điều trớ trêu là Bắc Kinh đang kiểm soát nguồn cung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN