Mỹ có dám đưa 10.000 quân vào Venezuela lật đổ Tổng thống Maduro?

Một chiến dịch quân sự nhằm vào Venezuela có thể càng khiến quốc gia Nam Mỹ này rơi vào vòng xoáy bất ổn và khiến nhiều người Mỹ thiệt mạng.

Mỹ có dám đưa 10.000 quân vào Venezuela lật đổ Tổng thống Maduro? - 1

Lính thủy đánh bộ Mỹ tập trung ở Kuwait trước khi tiến vào lãnh thổ Iraq.

Theo National Interest, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến khả năng cân nhắc mở chiến dịch quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Nhưng để làm được điều đó, quân đội Mỹ sẽ phải huy động một lượng lớn khí tài quân sự và số lượng binh sĩ viễn chinh lớn nhất trong hàng chục năm qua.

Bộ Tư lệnh Mỹ ở Nam Mỹ đang lép vế nhất so với 10 cơ quan khác trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cơ quan này chỉ có 1.200 nhân viên cùng vài ngàn binh sĩ và một số tàu chiến cơ bản.

Điều đó dĩ nhiên không ngăn được Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Venezuela, nhưng giới phân tích không cho rằng đó là một chiến lược hợp lý.

Quân đội Mỹ đã quen với việc phải chiến đấu xa nhà, vì thường xuyên phải di chuyển từ khoảng cách xa đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Tàu chiến, máy bay Mỹ có thể xuất hiện ở bất kỳ điểm nóng nào trên thế giới chỉ trong thời gian ngắn.

Trong quá khứ, Lầu Năm Góc đã từng đưa hàng chục ngàn binh sĩ cùng tàu chiến, chiến đấu cơ đến chiến đấu ở Nam Mỹ.

Năm 1983, gần 10.000 binh sĩ Mỹ tấn công Grenada để đối phó với phong trào Cách mạng ở quốc gia Caribe này. 6 năm sau, 27.000 binh sĩ Mỹ tấn công Panama khi lãnh đạo quốc gia này, tướng Manuel Noriega liên minh với Cuba.

Năm 2010, Lầu Năm Góc đưa 20.000 quân đến Haiti để hỗ công tác nhân đạo sau thảm họa động đất.

Một chiến dịch quân sự nhằm vào Venezuela có thể càng khiến quốc gia Nam Mỹ này rơi vào vòng xoáy bất ổn và khiến nhiều người Mỹ thiệt mạng, theo NI.

Cựu Đô đốc hải quân Mỹ, tư lệnh James Stavridis phản đối chiến dịch quân sự như vậy. “Tôi không ủng hộ điều đó”, Stavridis nói về khả năng Mỹ tấn công Venezuela. “Tôi là người đứng đầu Bộ Tư lệnh phụ trách khu vực Nam Mỹ trong 3 năm, nên tôi biết những gì xảy ra ở đó”.

Dĩ nhiên, một chiến dịch quân sự nhằm vào Venezuela sẽ cần đến số lượng binh sĩ và khí tài quân sự lớn gấp nhiều lần chiến dịch ở Grenada hay Panama.

Chuyên gia Shannon O’Neil nói trên Bloomberg: “Venezuela có lãnh thổ lớn gấp đôi Iraq và có số dân ít hơn một chút và có nguy cơ trở nên hỗn loạn. Mọi chiến dịch quân sự sẽ cần số quân tương đương hoặc nhiều hơn, tức là khoảng 10 vạn quân”.

Nhưng O’Neil cho rằng binh sĩ Mỹ có thể không được đón chào ở Venezuela. “Trong cuộc khảo sát năm 2018, đa số người dân Venezuela phản đối Mỹ xâm lược, bao gồm cả những người phản đối chính quyền Maduro”.

Đô đốc Mỹ Craig Faller, tư lệnh phụ trách khu vực Nam Mỹ vài ngày trước nói với ủy ban quốc hội về việc mở chiến dịch quân sự để sơ tán công dân Mỹ khỏi Venezuela. Đó là phương án khả thi nhất hiện nay.

Stavridis cũng tỏ ra đồng tình: “Bảo vệ công dân Mỹ có lẽ là lý do duy nhất để Mỹ đưa quân đến Venezuela”.

Chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho đến nay tránh việc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của một số ít công dân Mỹ ở nước này.

“Tôi nghĩ chính quyền Maduro hiểu lằn ranh đỏ. Họ sẽ không làm chuyện tồi tệ vì điều đó càng khiến Mỹ dễ can thiệp quân sự”, Stavridis nói.

Tổng thống Venezuela tuyên bố đã đánh bại đảo chính

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng quân đội đánh bại cuộc đảo chính gây hỗn loạn thủ đô trong ngày 30.4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN