Lăng mộ bí hiểm bậc nhất Trung Hoa của hoàng đế khai quốc nhà Tống

Các hoàng đế Trung Hoa khi qua đời thường được chôn cất trong các ngôi mộ nguy nga với nhiều của cải, châu báu nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.

Hoàng đế khai quốc nhà Tống Triệu Khuôn Dận sớm qua đời ở tuổi 49.

Hoàng đế khai quốc nhà Tống Triệu Khuôn Dận sớm qua đời ở tuổi 49.

Tống Thái Tổ (927 – 976) tên thật là Triệu Khuông Dận, tự Nguyên Lãng, là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị ngôi Hoàng đế 16 năm thì qua đời.

Cái chết bất ngờ

Sử sách Trung Hoa chép rằng, tháng 11.976, Tống Thái tổ đột ngột qua đời, thọ 49 tuổi. Vì con còn nhỏ nên em trai Triệu Quang Nghĩa lên thay, gọi là Tống Thái Tông.

Một số nhà nghiên cứu tỏ ra nghi ngờ về cái chết đột ngột của Tống Thái Tổ, cho rằng ông bị chính người em Triệu Quang Nghĩa hãm hại để giành ngôi báu. Sử gia Tư Mã Quang thời nhà Tống chép, vào đêm trước hôm qua đời, Thái Tổ cho truyền Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa vào cung uống rượu.

Không một ai có mặt trong phòng hôm đó, người ta chỉ nghe thấy Thái Tổ nói “hay lắm”. Đến 9 giờ tối, Quang Nghĩa lẳng lặng ra về. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận được phát hiện qua đời vào sáng hôm sau.

Lăng mộ các hoàng đế Nhà Tống ngày nay gần như bị bỏ quên.

Lăng mộ các hoàng đế Nhà Tống ngày nay gần như bị bỏ quên.

Triệu Khuông Dận xây dựng nhà Tống theo hướng trọng văn khinh võ. Ông cũng đặt ra lệ không xây lăng mộ khi còn sống. Khi hoàng đế băng hà, triều đình mới bắt đầu khởi công xây dựng lăng mộ, linh cữu quàn trong cung 7 tháng sau mới đưa đi an táng.

Lăng mộ Tống Thái Tổ được đặt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay, gọi là Lăng Vĩnh Xương. Đây cũng là nơi an nghỉ của 7 hoàng đế kế vị nhà Tống. Dưới thời Triệu Khuông Dận, Nhà Tống không mấy quan tâm đến lăng tẩm, nên cũng không cho xây tường bao mà chỉ trồng cây cảnh, hoa cỏ xung quanh. Bốn phía lăng mộ nhìn từ xa tòa lăng này rậm rạp như một cánh rừn còn được gọi là Bách Thành.

Ngoài kiến trúc và quy mô lăng tẩm đơn giản, các lăng mộ nhà Tống chỉ chôn vua, không chôn cùng với hoàng hậu hay các phi tần được sủng ái.

Về lăng mộ của Triệu Khuông Dận, sử nhà Tống có chép rằng, sau linh đài nơi đặt lô nhang và bài vị là nơi dẫn vào huyệt mộ đặt quan tài của Tống Thái Tổ.

Khi ông qua đời, triều đình khâm liệm kèm theo ngọc khuê, bảo kiếm, hoàng bào và rất nhiều vàng bạc, châu báu.

Kết cục bi thảm của kẻ trộm mộ liều lĩnh

Nhà Tống chỉ tồn tại được hơn 100 năm thì mối đe dọa từ phương Bắc xuất hiện. Các bộ tộc du mục hợp nhất thành nhà Kim, kéo quân xuống phương nam chiếm thủ đô Biện Kinh của nhà Tống. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn hình thành nhà Nam Tống để phân biệt với nhà Bắc Tống đã bị tiêu diệt.

Lăng mộ các hoàng đế nhà Bắc Tống, bao gồm cả lăng mộ Tống Thái Tổ từ đó không còn được ai chăm sóc, thường xuyên bị vơ vét của cải và bị những kẻ trộm mộ nhòm ngó.

Theo Sina, ở thời nhà Kim kiểm soát miền bắc Trung Hoa, dựng nên chính quyền bù nhìn Lưu Tề, có một kẻ trộm mộ họ Chu xâm nhập vào lăng Tống Thái Tổ. Thứ mà người này nhắm đến là chiếc đai ngọc được chôn cùng hài cốt vua Tống. Sau khi cậy nắp quan tài, Chu không khỏi sợ hãi khi thấy thi thể của Triệu Khuông Dận sau hơn một trăm năm vẫn còn tương đối nguyên vẹn.

Lăng mộ vua Tống bị lãng quên theo lịch sử.

Lăng mộ vua Tống bị lãng quên theo lịch sử.

Trong lúc loay hoay lấy đai ngọc, Chu bị thi thể Tống Thái Tổ phun vào mặt một chất dịch màu đen, về nhà rửa kiểu gì cũng không sạch vết. Người dân địa phương sau đó ai cũng đồn về vết đen khác thường trên mặt Chu.

Theo Sina, nguyên nhân thi hài Tống Thái Tổ vẫn còn nguyên vẹn sau 100 năm cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nhưng quần thần nhà Tống có thể đã dùng một loại chất lỏng đặc biệt đổ vào miệng Thái Tổ, hủy hoại cơ quan nội tạng và chất lỏng này cũng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.

Khi kẻ trộm mộ chạm vào thi thể, chất lỏng chuyến sang màu đen này bị phun ra ngoài mà kẻ trộm mộ họ Chu không may dính phải. Câu chuyện đến tai chính quyền bù nhìn Lưu Tề ở Lạc Dương. Sau khi bị tra khảo, Chu thừa nhận đã trộm mộ và giao nộp chiếc đai ngọc.

Chu ngay lập tức bị đem đi xử tử, còn chiếc đai ngọc được đồn rằng cuối cùng rơi vào tay Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt, khi quân Mông Cổ xâm chiếm trung nguyên, lập nên nhà Nguyên.

Cũng có giả thuyết cho rằng, triều đình bù nhìn ở do nhà Kim kiểm soát loan tin về điều bí ẩn trong lăng mộ hoàng đế khai quốc nhà Tống để ngăn không cho những người hiếu kỳ bén mảng đến.

Ngày nay, lăng mộ Triệu Khuông Dận và các nơi an nghỉ của vua Tống khác ở Vịnh Xương Lăng gần như bị lãng quên, không được ngó ngàng đến.

Trong khi đó, cũng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, quần thể lăng mộ Ngụy vương Tào Tháo thời Tam quốc lại luôn là điềm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.

_______________________

Bài dài kỳ tới sẽ tiếp tục kể về những bí ẩn Trung Hoa thời nhà Tống, với chuyện về một kỹ nữ từng có chồng nhưng làm hoàng đế nhà Tống ngày đêm mê đắm.

Chiến tranh Tống-Kim và nỗi nhục hiếm thấy của một triều đại Trung Hoa

Sau giai đoạn phát triển cực thịnh, sự trỗi dậy của nhà Kim ở phương bắc đã đánh dấu giai đoạn chìm trong khói lửa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN