Hành tinh gây sửng sốt vì quay quanh ngôi sao nhỏ hơn 250 lần

Một hành tinh khổng lồ, mới được phát hiện cách Trái đất 31 năm ánh sáng, đang khiến giới thiên văn sửng sốt vì cấu tạo và sự vận động “không giống ai” của nó.

Hành tinh khổng lồ quay xung quanh ngôi sao thấp bé hơn nó 250 lần (Ảnh: The Sun)

Hành tinh khổng lồ quay xung quanh ngôi sao thấp bé hơn nó 250 lần (Ảnh: The Sun)

Hành tinh trên, được đặt tên là GJ 3512b, có kích thước bằng một nửa Sao Mộc, nhưng lại quay xung quanh một ngôi sao nhỏ hơn Mặt Trời gấp 8 lần.

Những hành tinh có kích thước như thế này là vô cùng hiếm, đặc biệt khi chúng lại di chuyển xung quanh các ngôi sao có kích thước nhỏ hơn mình.

Phát hiện này có thể buộc các nhà thiên văn phải suy nghĩ lại về cách các hành tinh được hình thành.

"Những ngôi sao như vậy chỉ có các vệ tinh với kích thước ngang bằng hoặc lớn hơn Trái đất một chút", giáo sư Christoph Mordasini, một nhà khoa học tại Đại học Bern, cho hay, “Tuy nhiên, GJ 3512b lại là một hành tinh khổng lồ có khối lượng lớn bằng một nửa Sao Mộc. Điều này trái ngược với những dự đoán mang tính lý thuyết về hình mẫu các hành tinh."

Hành tinh bí ẩn này được các nhà thiên văn phát hiện lần đầu bằng kính viễn vọng, tại Đài thiên văn Calar Alto ở miền nam Tây Ban Nha.

GJ 3512b là một khối khí và bụi khổng lồ quay quanh ngôi sao của nó với chu kỳ 204 ngày/vòng.

Nó nằm cách Trái đất 31 năm ánh sáng, nghĩa là tương đối gần nhau về mặt không gian.

Nói chung, thật khó có thể tin được hành tinh này lại có kích thước đồ sộ so với hành tinh chủ của nó, một ngôi sao nhỏ được gọi là sao lùn đỏ.

GJ 3512b có khối lượng tương đương 46% kích thước của Sao Mộc, nhưng vẫn quay quanh một ngôi sao chỉ bằng 12% khối lượng Mặt trời.

Để dễ hình dung hơn, trong khi Mặt trời của chúng ta có khối lượng gấp khoảng 1,050 lần Sao Mộc, thì sao lùn đỏ có khối lượng kém “vệ tinh” của nó tới 250 lần.

Bên cạnh đó, cấu tạo khác thường của GJ 3512b cũng là thứ khiến giới khoa học đau đầu.

Thông thường, các hành tinh được hình thành bởi các thành phần bụi và đá ngoài không gian tích tụ vào nhau do lực hấp dẫn của một vì sao. Sự tích tụ này ngày một lớn hơn cho đến khi vì sao này đủ lớn để giữ lấy khí quyển của riêng mình.

Nhưng các mô phỏng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu cho thấy GJ 3512b không được hình thành theo cách như thế, vì sao lùn đỏ đơn giản là quá nhỏ để có đủ lực hấp dẫn cần thiết cho sự hình thành của nó.

Thay vào đó, hành tinh này có khả năng được sinh ra sau khi một mảng bụi và đá quay quanh sao lùn đỏ bị sụp đổ dưới trọng lực của chính nó. Cách thức hình thành bất thường này, được gọi là bất ổn trọng lực, được cho là điều rất hiếm khi xảy ra.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có một phát hiện rõ ràng về một hành tinh, nơi sự bất ổn trọng lực là thứ duy nhất có thể giải sự hình thành của nó", Juan Carlos Morales, giáo sư thiên văn tại Đại học Tự chủ Barcelona, Tây Ban Nha, ​​người cũng tham gia vào quá trình phát hiện trên, cho biết.

Nghiên cứu về GJ 3512b được công bố lần đầu trên tạp chí Sience.

Vài triệu người ”hô hào”, chỉ 100 người dám đến tận nơi ”xem người ngoài hành tinh”

Một trong số khoảng 100 người ghé thăm cổng vào Khu vực 51 khét tiếng ở sa mạc Nevada vào rạng sáng hôm qua (20.9), đã bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Anh - The Sun ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN