Kịch bản Triều Tiên tung đòn hạt nhân chống Mỹ và đồng minh

Triều Tiên sẵn sàng tung đòn hạt nhân hủy diệt, khơi mào Thế chiến 3 nếu như bị Mỹ và đồng minh dồn ép đến nước cùng, giới chuyên gia nhận định.

Kịch bản Triều Tiên tung đòn hạt nhân chống Mỹ và đồng minh - 1

Truyền thông Hàn Quốc đăng tải thông tin về tên lửa Triều Tiên.

Theo National Interest, thật khó tin là một quốc gia có tổng sản lượng quốc nội (GDP) thấp hơn cả đảo Rohde của Mỹ, lại có thể chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Bước tiến này đưa Triều Tiên vào nhóm các cường quốc sở hữu năng lực hủy diệt toàn cầu, cùng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ và Pakistan.

Theo chuyên gia Kyle Mizokami, Triều Tiên không hề đáng sợ như vẻ bề ngoài. Quốc gia này duy trì quân đội hơn 1 triệu người, một trong những lực lượng đông đảo nhất thế giới.

Triều Tiên ngày nay không còn đủ sức mở một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Hàn Quốc giống như cách đây hơn 60 năm nữa vì đa số trang thiết bị quân sự đã lỗi thời. Để bù đắp thiết hụt về năng lực quân sự là sự phát triển hàng loạt tên lửa đạn đạo mới, bao gồm tên lửa tầm trung, tên lửa phóng từ tàu ngầm và mới nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Nhiều dự án chế tạo tên lửa thất bại, nhưng cũng có những chương trình đạt thành công ngoài mong đợi như tên lửa Musudan và Hwasong-14, đưa Triều Tiên đạt bước tiến mới trong công nghệ hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Chuyên gia Kyle Mizokami nhận định, ở thời điểm này, vũ khí hạt nhân Triều Tiên không phù hợp trong vai trò phát động tấn công kẻ địch như Mỹ. Mục đích chế tạo của các vũ khí này chỉ nhằm bảo vệ đất nước trước mối đe dọa từ bên ngoài.

Kịch bản Triều Tiên tung đòn hạt nhân chống Mỹ và đồng minh - 2

Tên lửa Triều Tiên trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4.

Nói cách khác, vũ khí hạt nhân giúp đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un và hạn chế khả năng bị Trung Quốc tác động.

Để bảo vệ đất nước, nhà lãnh đạo Kim Jong-un yêu cầu vũ khí hạt nhân phải có năng lực răn đe hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng bởi Bình Nhưỡng không có lá chắn tên lửa đạn đạo, trong khi “kẻ thù” Mỹ lại sở hữu hàng loạt tên lửa hủy diệt.

Lựa chọn hạn chế buộc Triều Tiên phải khai hỏa vũ khí hạt nhân trước. Theo chuyên gia Kyle Mizokami, đòn tấn công hạt nhân vào các cơ sở chính trị, quân sự của quốc gia láng giềng Hàn Quốc và Mỹ sẽ khiến kẻ thù choáng váng. Đó sẽ là chiến lược giúp Triều Tiên sống sót một khi Thế chiến 3 nổ ra.

Ngoài ra, lực lượng hạt nhân chiến lược Triều Tiên hiện có quy mô nhỏ, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của đối phương. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sở hữu mạng lưới tình báo, trinh sát và giám sát rộng khắp, dưới dạng máy bay và vệ tinh.

Các tên lửa Triều Tiên một khi lộ diện sẽ bị theo sát và thậm chí bị hủy diệt trước khi kịp nạp đạn khai hỏa. Ngược lại, Triều Tiên cũng không có hệ thống trinh sát quy mô như Mỹ, nên sẽ không thể biết được lực lượng đối phương tác chiến như thế nào.

Kịch bản Triều Tiên tung đòn hạt nhân chống Mỹ và đồng minh - 3

Tên lửa Hwasong-14 lần đầu được Triều TIên phóng thử ngày 4.7.

Cách duy nhất để đảm bảo khả năng bảo vệ đất nước là phóng tên lửa hạt nhân ngay từ đầu, nếu như nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảm thấy chiến tranh là điều khó tránh khỏi, theo chuyên gia Kyle Mizokami.

Vậy mục tiêu nào sẽ bị tên lửa Triều Tiên tấn công nếu Thế chiến 3 nổ ra? Ở Hàn Quốc, Nhà Xanh - nơi ở chính thức của Tổng thống Hàn Quốc, văn phòng quốc hội, trụ sở tình báo và Bộ Quốc phòng đều là mục tiêu hàng đầu.

Các mục tiêu này đều tập trung ở thủ đô Seoul. Tùy thuộc vào khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên có thể sử dụng đầu đạn nổ thông thường, đầu đạn hóa học hoặc hạt nhân. Không cần đến Hwasong-14, tên lửa đạn đạo tầm ngắn như Hwasong-6 hay tên lửa KN-02 Toksa là đủ để tấn công Seoul.

Mục tiêu hàng đầu khác bao gồm căn cứ quân sự Mỹ ở trong và ngoài Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, mục tiêu số một là tổ hợp phòng thủ THAAD. Phá hủy hệ thống này, đặc biệt là radar AN/TPY-2 sẽ mở đường tấn công căn cứ không quân Osan, Kunsan và trung tâm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Seoul.

Ở Thái Bình Dương, các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản như Yokosuka, Sasebo, Misawa, Kadena và Atsugi đều là mục tiêu cần phải hủy diệt nhanh chóng của tên lửa Triều Tiên. Căn cứ Mỹ vốn nằm ngoài tầm bắn tên lửa Triều Tiên như Guam nay cũng không còn an toàn.

Kịch bản Triều Tiên tung đòn hạt nhân chống Mỹ và đồng minh - 4

Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên năm 2017.

Ngoài khả năng vô hiệu hóa năng lực phản công của đối phương, tên lửa Triều Tiên sẽ khiến nhiều binh sĩ và sỹ quan quân sự Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả dân thường thiệt mạng.

Theo chuyên gia Kyle Mizokami, một quả bom hạt nhân có sức công phá 20kt được Triều Tiên ném xuống trung tâm chỉ huy của Mỹ ở Seoul, sẽ khiến 34.000 người thiệt mạng ngay lập tức và 106.000 người bị thương.

Quả bom tương tự tấn công căn cứ không quân Yokota sẽ khiến 20.000 thường dân Nhật Bản thiệt mạng và làm bị thương 45.000 người khác.

Nhưng Triều Tiên sẽ không phóng hết toàn bộ kho tên lửa chiến lược mà để dành phần còn lại, đề phòng trường hợp Mỹ và Hàn Quốc vẫn muốn đáp trả hay tấn công nước này.

Tác giả Kyle Mizokami nhấn mạnh, kịch bản này hoàn toàn được đánh giá dựa trên góc nhìn từ Triều Tiên.

Kịch bản Thế chiến 3 nổ ra thảm khốc trên bán đảo Triều Tiên ngày nay không phải là điều xa vời. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu Mỹ và đồng minh dồn Bình Nhưỡng vào chân tường, khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải ra lệnh phóng tên lửa, chuyên gia Kyle Mizokami kết luận.

Chuyên gia sốc khi khám phá bí mật tên lửa Triều Tiên

Triều Tiên dường như đã nắm trong tay các bí mật công nghệ tên lửa Liên Xô và tự mình hoàn thiện, tạo ra hướng đi riêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN