Kịch bản phương Tây đối mặt hủy diệt khi đụng độ hạt nhân với Liên Xô

Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân Liên Xô từng là nỗi ám ảnh của người Anh trong Chiến tranh Lạnh.

Kịch bản phương Tây đối mặt hủy diệt khi đụng độ hạt nhân với Liên Xô - 1

Bóng ma hạt nhân từng khiến người Anh lo sợ.

Theo Daily Mail, viễn cảnh chiến tranh hạt nhân là một điều tồi tệ. Nhưng nó đã từng trở nên rất thực tế ở Anh vào năm 1981.

Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh ở London ngày nay vẫn còn giữ tài liệu về một trong những giai đoạn đáng sợ của lịch sử. Tài liệu này mới được đem trưng bày cùng nhiều hiện vật, hé lộ nước Anh thời Chiến tranh Lạnh.

Tài liệu mô tả sự kiện giả định vào tháng 3.1981, ngày cao trào của Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Anh của bà Margaret Thatcher cùng với Tổng thống Ronald Reagan ở Mỹ đối đầu với lãnh đạo Liên Xô Stalin.

Nguy cơ chiến tranh cận kề khi Liên Xô không ngừng tập trung sức mạnh ở vùng Balkan, sẵn sàng tiến sâu vào Tây Âu một khi phương Tây sơ hở.

Kịch bản phương Tây đối mặt hủy diệt khi đụng độ hạt nhân với Liên Xô - 2

Bảo tàng ở Anh mới mở cửa trừng bày các hiện vật thời Chiến tranh Lạnh.

Theo tài liệu giả định, người dân Anh khi đó hết sức lo lắng, làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh leo thang. Nhiều người đưa gia đình sơ tán về nơi hẻo lánh.

Ngày 14.3, giao tranh ở vùng Balkan và Trung Đông nổ ra, trong khi các cuộc biểu tình ở Anh biến thành bạo động.

Ngay trong tối hôm đó, chiến tranh gần như khó tránh khỏi. Khối quân sự phía đông do Liên Xô dẫn đầu đã chiếm Yugoslavia và đợt tấn công vào lãnh thổ phương Tây “chỉ còn tính bằng giờ”.

Các tờ báo Anh khi đó đăng tải hàng loạt thông tin, khuyến cáo người dân gia cố nhà cửa làm nơi trú ẩn và tránh ra đường cho đến khi tình hình ổn định.

Ngày 16.3, đợt tấn công của Liên Xô bắt đầu, các máy bay Nga rải bom nhiều căn cứ Anh. Nước Anh chính thức bước vào cuộc chiến.

Kịch bản phương Tây đối mặt hủy diệt khi đụng độ hạt nhân với Liên Xô - 3

Tài liệu được trưng bày phác họa viễn cảnh chiến tranh hạt nhân thảm khốc.

Các đợt tấn công giả định phá hủy hệ thống phòng không Anh, biến đường phố thành đống đổ nát “như chiến tranh Việt Nam”, theo Daily Mail.

Đến ngày 20.3, chính quyền Thatcher họp khẩn cấp, đề cập đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Đó là khi Liên Xô vượt qua phòng tuyến ở Tây Đức.

Các chỉ huy NATO đề xuất khai hỏa vũ khí hạt nhân vào căn cứ đối phương ở Đông Đức, Czech, Ba Lan, Hungary và Bulgaria.

“Chưa bao giờ nội các Anh phải đối mặt với những quyết định khó khăn như vậy, với kết cục có thể là sự hủy diệt toàn diện”, tài liệu viết.

Bà Thatcher ra lệnh tấn công. Sáng sớm hôm sau, các tên lửa hạt nhân khai hỏa từ Anh bay vút lên bầu trời. Khi người Anh tỉnh dậy, bóng ma hạt nhân đã lan tỏa khắp đất nước.

Tài liệu kết thúc với dòng mô tả rằng nền văn minh phương Tây khi đó đối mặt với sự hủy diệt.

Ngày nay, những nội dung viết trong tài liệu giống như câu chuyện viễn tưởng, nhưng nó từng được coi là rất thực tế trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ, người Anh mới thực sự thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh hạt nhân.

Tiết lộ lạnh gáy về biệt đội cảm tử đeo ba lô hạt nhân của quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ từng có một “biệt đội cảm tử“ với nhiệm vụ duy nhất là đi sang bên kia chiến tuyến với ba lô đựng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN