Khủng hoảng ngân hàng Mỹ: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới

Vụ sụp đổ của một số ngân hàng (NH) tại Mỹ như NH Thung lũng Silicon (SVB) và NH Signature trong tháng trước đã khiến nhiều khách hàng của các NH nhỏ tại nước này đặt ra câu hỏi liệu họ có nên chuyển tiền của mình sang những NH khác lớn hơn hay không, theo tờ The Wall Street Journal.

Theo báo cáo kinh doanh của các NH Signature tại Mỹ công bố hồi tuần trước, hiện tại các NH nhỏ tại Mỹ đang đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền một cách ồ ạt. Cụ thể, báo cáo cho thấy trong quý I-2023, khách hàng đã rút hơn 73 tỉ USD tiền gửi trong các NH trên.

Hiện tình trạng trên khiến các NH vừa và nhỏ tại Mỹ mất đi “nguồn tiền giá rẻ” do nhiều khách hàng rút tiền. Điều này có thể khiến những NH trên buộc phải đối mặt với sức ép phải huy động vốn. Tuy nhiên, việc giảm giá cổ phiếu ngành NH trong thời gian gần đây và sự giảm giá trị vốn hóa của những NH bị đánh giá thấp sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn.

186 ngân hàng tại Mỹ có nguy cơ “suy giảm” số tiền gửi được bảo hiểm với tổng giá trị 300 tỉ USD. Ảnh: GETTY IMAGES

186 ngân hàng tại Mỹ có nguy cơ “suy giảm” số tiền gửi được bảo hiểm với tổng giá trị 300 tỉ USD. Ảnh: GETTY IMAGES

Ông Dallas Robert Kaplan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho rằng nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là do lãi suất tại Mỹ đang ở mức khá cao (4,75%). Điều này khiến các doanh nghiệp tại Mỹ “ngại” vay vốn, dẫn đến các NH này mất tệp khách hàng quan trọng.

Ông Kaplan còn lưu ý rằng chính sự sụp đổ của NH SVB và NH Signature đã gây ra tình trạng hoang mang trong thị trường tài chính trong thời gian qua. Điều này càng làm cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng muốn rút tiền khỏi NH để đảm bảo tiền của họ được an toàn trong trường hợp các NH trên gặp khó khăn tài chính.

Theo ông Kaplan, điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng trong hệ thống NH Mỹ vẫn chưa thật sự xuất hiện bởi Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới để kìm hãm tình hình lạm phát tại Mỹ.

Nạn nhân dễ chết nhất của cơn sốc ngân hàng Mỹ

Cổ phiếu tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và lĩnh vực phần cứng công nghệ đã “bị bán tháo quá mức” trong năm nay và đặc biệt dễ chịu thiệt hại trước những cú sốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẢO TRÂN ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN