Khác biệt trong chống dịch Covid-19 ở Đức và Anh để lại bài học cho thế giới

Những khác biệt rất đáng chú ý trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Đức và Anh có thể được nghiên cứu để tìm hiểu về cách thức ứng phó với một đại dịch tiếp theo, nếu như nó thực sự xảy ra.

Đến ngày 15.4, Đức ghi nhận tổng cộng 132.210 ca nhiễm Covid-19 với 3.495 trường hợp tử vong trong khi Anh ghi nhận 93.873 ca nhiễm virus và 12.107 người tử vong.

Sự khác biệt trên số liệu là rất rõ ràng, mặc dù ít hơn Đức gần 40.000 ca nhiễm Covid-19 nhưng số người tử vong vì dịch bệnh tại Anh lại cao hơn gấp gần 4 lần.

Theo các chuyên gia y tế, Đức đã phản ứng với dịch bệnh nhanh chóng hơn bằng cách đóng cửa biên giới vào ngày 16.3, trong khi Anh vẫn đang “loay hoay” tìm cho mình một cách thức tiếp cận phù hợp nhằm ngăn Covid-19 lây lan.

Đức đóng cửa các trường học cả nước vào ngày 13.3, Anh cũng thực hiện hành động tương tự nhưng cách đó 5 ngày sau.

Mô hình Covid-19 với “virus Carnival” tại Đức (ảnh: Reuters)

Mô hình Covid-19 với “virus Carnival” tại Đức (ảnh: Reuters)

Anh lúc đầu muốn theo đuổi biện pháp làm chậm sự lây lan của dịch bệnh. Các nhà hàng, quán rượu, trường học tại Anh vẫn mở cửa cho đến ngày 18.3. Chính phủ của ông Boris Johnson chỉ giữ những người cao tuổi – nhóm dễ tổn thương nhất vì dịch bệnh, ở trong nhà.

Trong khi nhiều nước châu Âu đã đóng cửa biên giới và đặt ra quy định nghiêm ngặt về hạn chế tiếp xúc xã hội, Anh chỉ kêu gọi người dân tập trung vào việc rửa tay thường xuyên và tự cách ly nếu có triệu chứng nhiễm Covid-19.

Có một khoảng cách rất lớn về năng lực xét nghiệm Covid-19 giữa Đức và Anh, điều mà các chuyên gia cho rằng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Từ giữa tháng 3, 132 phòng thí nghiệm trên toàn nước Đức thực hiện được 103.000 xét nghiệm/ngày, trong khi Anh chỉ làm 5.000 xét nghiệm Covid-19/ngày.

“Chúng tôi là một trong những quốc gia có nhiều người nghi nghiễm Covid-19 nhất thế giới. Nhờ vào thực hiện xét nghiệm hàng loạt trong giai đoạn đầu, chúng tôi đã hiểu thêm về dịch bệnh. Chúng tôi có một khởi đầu tốt trong 2 – 3 tuần kể từ khi dịch bệnh bùng phát và điều này cực kỳ quan trọng”, Christian Drosten, chuyên gia nghiên cứu virus tại Bệnh viện Charite, Berlin, cho biết.

Một người dân đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 tại Anh (ảnh: Reuters)

Một người dân đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 tại Anh (ảnh: Reuters)

Thủ tướng Đức - bà Angela Merkel, vốn có xuất thân là một nhà khoa học. Bà đã cho nước Đức thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội từ sớm và tuyên bố trước đám đông rằng mình sẽ ngừng bắt tay tất cả mọi người từ ngày 3.3.

Cùng ngày 3.3, Thủ tướng Anh, xuất thân là một nhà báo, tự hào tuyên bố rằng ông sẽ bắt tay với tất cả mọi người mà mình gặp. Hôm 5.4, ông Johnson phải nhập viện vì Covid-19 và giờ thì đã hồi phục.

Bà Merkel ngay lập tức tự cách ly 14 ngày sau khi một bác sĩ từng tiếp xúc với mình dương tính với Covid-19. Ngược lại, ông Johnson dương tính với Covid-19 nhưng vẫn tiếp tục làm việc và điều này làm bệnh tình của Thủ tướng Anh dường như trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách thức phản ứng đối với dịch Covid-19 khác nhau cũng khiến triển vọng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh giữa 2 nước trở nên khác biệt.

Cố vấn hàng đầu của chính phủ Anh về Covid-19, ông Jeremy Farrar, hôm 12.4 phát biểu trên kênh BBC rằng, Anh hiện là một trong những nước có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh nặng nhất châu Âu.

Các chuyên gia y tế cho rằng có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ Anh trong phản ứng với dịch bệnh.

Một người đang vẽ lên tường hình con mắt đang khóc vì Covid-19 (ảnh: Reuters)

Một người đang vẽ lên tường hình con mắt đang khóc vì Covid-19 (ảnh: Reuters)

Anh đã thất bại trong nỗ lực tăng cường xét nghiệm trong khoảng thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 do số ca nhiễm đã quá nhiều. Nước này cũng đưa ra các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội và phong tỏa quá muộn. Cùng với đó, các lãnh đạo dẫn đầu phản ứng phòng chống dịch bệnh của Anh cũng chậm chạp trong việc nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19.

Bà Merkel dự kiến sẽ công bố những bước nhỏ để bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn sự lây lan của dịch bệnh sau cuộc họp với 16 Thống đốc bang tổ chức vào ngày 15.4. Một số doanh nghiệp, cửa hàng tại Đức có thể được cho mở lại sau cuộc họp này.

“Chúng ta không thể tự ru ngủ mình trong cảm giác an toàn giả tạo. Chúng ta có thể hủy hoại rất nhanh những gì đã đạt được. Các con số đem lại cho chúng ta sự lạc quan nhưng cũng phải rất thận trọng”, bà Merkel phát biểu hôm 9.4.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump nói về “ngày đáng sợ nhất” đời mình

Trong cuộc họp báo mới đây được tổ chức tại Vườn hồng Nhà Trắng (14.4), Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump, đã chia sẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN