Kết quả khi nhà nghiên cứu giẫm lên rắn hổ mang hơn 40.000 lần

Nhà sinh vật học người Brazil sử dụng cách thức nguy hiểm bậc nhất để nghiên cứu về thói quen cắn người của rắn hổ mang.

Joao Miguel Alves Nunes cho rắn cắn vào đôi ủng đặc biệt (ảnh: DW)

Joao Miguel Alves Nunes cho rắn cắn vào đôi ủng đặc biệt (ảnh: DW)

Joao Miguel Alves Nunes – nhà sinh vật học tại Viện Butantan (Brazil) – nghiên cứu cách rắn cắn người bằng cách trực tiếp giẫm lên chúng.

Đối tượng nghiên cứu của Nunes là rắn hổ mang jararacas – loài rắn cực độc xuất hiện ở hầu khắp Nam Mỹ. Trung bình mỗi năm, có khoảng 20.000 người bị rắn jararacas cắn.

Nunes đã giẫm lên những con rắn jararacas 40.480 lần, bằng đôi ủng chuyên dụng.

Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí khoa học Nature, Nunes cho biết, có rất ít nhà khoa học nghiên cứu về thói quen cắn người của loài rắn.

Trong kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Naturi, Nunes bác bỏ ý kiến cho rằng rắn jararacas chỉ cắn nếu bị con người chạm vào hay giẫm lên chúng.

“Tôi bước đến gần những con rắn và giẫm nhẹ lên chúng. Tôi không dồn toàn bộ trọng lượng và khiến chúng tổn thương. Tôi đã thử nghiệm với 116 con rắn và giẫm lên chúng 40.480 lần”, Nunes nói.

Theo ông Nunes, xác xuất để một con rắn jararaca cắn người tỷ lệ nghịch với kích thước cơ thể của nó. Nói cách khác, rắn jararaca càng nhỏ thì càng hung dữ.

Nghiên cứu của Nunes cũng cho thấy rằng, rắn jararaca cái hung dữ hơn rắn jararaca đực, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ và vào thời điểm ban ngày.

Nunes cho biết, nghiên cứu của ông có thể giúp giảm thiểu các trường hợp con người bị rắn jararaca cắn ở khu vực Nam Mỹ. Ở những nơi có khí hậu ấm áp và số lượng rắn jararaca cái nhiều hơn, ông đề nghị được phân bổ thuốc chống nọc rắn nhiều hơn.

Nói về cách nghiên cứu của mình, Nunes cho biết, ông cảm thấy “an toàn 100%” khi giẫm lên những con rắn jararaca bằng đôi ủng chuyên dụng.

Tuy nhiên, có một lần Nunes đã bị rắn cắn trúng. Đó là cú cắn từ một con rắn đuôi chuông.

Nunes nhận ra rằng ủng của ông chỉ có thể chống được lực cắn của rắn jararaca. Rắn đuôi chuông có lực cắn mạnh hơn rất nhiều.

“Rất may là khi đó tôi đã ở nơi tốt nhất có thể”, Nunes nói, đề cập tới Viện Butantan – viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về phát triển chất chống nọc rắn.

Với niềm đam mê khoa học, Nunes biến vận rủi thành ý tưởng nghiên cứu mới.

“Hiện tại, tôi đang nghiên cứu lực cắn của rắn jararacas và rắn đuôi chuông. Từ đó phát triển các loại vật liệu chống được những cú cắn của chúng”, ông Nunes nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đoạn clip ghi lại cảnh hàng trai đang chơi với một con rắn trong tình trạng say rượu. Nam thanh niên sau đó còn quấn nó quanh cổ và tay, thậm chí còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỐC NAM – DW ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN