Indonesia đứng thứ 3 thế giới về số ca nhiễm Covid-19 mới, tình thế nguy cấp

Các bệnh viện trên đảo Java ở Indonesia đang cạn kiệt nguồn dự trữ oxy, thuốc men và giường bệnh, trong khi số ca nhiễm tăng cao kỷ lục khiến hệ thống y tế của quốc gia Đông Nam Á đứng trên bờ vực sụp đổ.

Indonesia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao thứ ba thế giới.

Indonesia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới cao thứ ba thế giới.

Indonesia ngày 8.7 ghi nhận 38.391 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trong nước lên hơn 2,4. 

Số ca tử vong mới ở Indonesia là 852, thấp hơn so với mức kỷ lục 1.040 ca tử vong ghi nhận ngày 7.7. Tổng cộng có 63.760 ca tử vong vì Covid-19 ở Indonesia.

Indonesia đứng thứ 3 thế giới về số ca nhiễm mới trong ngày 8.7, sau Brazil (54.022 ca) và Ấn Độ (45.196 ca).

Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Luhut Pandjaitan dự đoán số ca nhiễm ngày có thể lên tới 70.000. “Tôi hi vọng kịch bản đó sẽ không xảy ra”, ông Pandjaitan nói.

Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng mạnh đang khiến hệ thống y tế Indonesia đứng trước nguy cơ sụp đổ, theo báo Anh Guardian.

Tình trạng thiếu nhân viên y tế, thiếu giường bệnh và các vật tư y tế như nguồn cung khí oxy đang xảy ra tại các bệnh viện trên đảo Java.

Java là hòn đảo đông dân nhất ở Indonesia với 140 triệu người sinh sống. 

Theo ông Pandjaitan, chính phủ Indonesia đang liên hệ với Singapore để mua bổ sung oxy y tế để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.

“Kể cả khi có thêm 100 giường bệnh cũng là không đủ. Rất nhiều người nhiễm Covid-19 đang tiếp tục đổ dồn đến bệnh viện của chúng tôi", Syaiful Anwar, người đứng đầu nhóm điều trị Covid-19 tại bệnh viện Slamet Martodirdjo ở thị trấn Pamekasan, phía đông đảo Java, cho biết.

Indonesia đang gấp rút bổ sung các bình oxy y tế tới các bệnh viện trên đảo Java.

Indonesia đang gấp rút bổ sung các bình oxy y tế tới các bệnh viện trên đảo Java.

Số lượng ca nhiễm Covid-19 lớn đã khiến các bác sĩ tại đây phải thiết lập một phòng cấp cứu tại sân trước của bệnh viện, trong khi tòa nhà chính được sử dụng để cách ly các bệnh nhân.

Bệnh viện Slamet Martodirdjo có thể tự sản xuất oxy lỏng tại chỗ. Nhưng vẫn cần các bình oxy dự trữ để duy trì sự sống cho các bệnh nhân được điều trị ngoài phòng cấp cứu. Bên cạnh đó, nguồn dự trữ remdesivir, loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở này cũng đã cạn kiệt.

"Chúng tôi thường dùng remdesivir để điều trị cho các trường hợp nguy kịch vì Covid-19. Chúng tôi đã cạn kiệt nguồn cung cho loại thuốc này từ 10 ngày qua”, bác sĩ Syaiful cho biết.

Bệnh viện này cũng đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân viên ý tế nghiêm trọng, sau khi 10 bác sĩ tại đây xét nghiệm dương tính với Covid-19. Theo bác sĩ Syaiful, nhiều bệnh nhân nhập viện trong hai tuần qua rơi vào tình trạng thiếu oxy khẩn cấp. 

"Trong hai tuần qua, đã có 50 bệnh nhân qua đời do Covid-19 tại đây. Phần lớn trong số họ mới chỉ nhập viện trong vòng 24 giờ", bác sĩ Syaiful nói. “Chúng ta cần phải thiết lập thêm các bệnh viện dã chiến với đầy đủ nhân viên y tế và trang thiết bị để có thể điều trị cho các bệnh nhân trong hoàn cảnh tốc độ lây nhiễm nhanh như hiện nay”.

Tại các cơ sở y tế khác trên đảo Java, tình hình cũng không khả quan hơn. Banon Sukoandari, giám đốc dịch vụ y tế tại bệnh viện Chữ Thập Đỏ ở thành phố Bogor, nói bệnh viện cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, nguồn cung oxy và các thiết bị dùng trong chẩn đoán và điều trị Covid-19.

Ông Banon nói thứ mà bệnh viện đang cần nhất là khẩu trang y tế N95. Theo Hiệp hội Y khoa Indonesia, cho đến nay, đã có tổng cộng 405 bác sĩ qua đời kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở quốc gia Đông Nam Á.

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19: Tình cảnh ở Indonesia

Cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Indonesia tiếp tục trầm trọng hơn khi quốc gia Đông Nam Á ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN