Indonesia nói về việc sử dụng vaccine Sinovac giữa đợt lây nhiễm nặng nề nhất

Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết, vaccine Sinovac đã mang lại hiệu quả trong đợt lây nhiễm tồi tệ chủ yếu do biến thể Delta (xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ) gây ra.

Người thân đứng bên mộ bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở Jakarta, Indonesia.

Người thân đứng bên mộ bệnh nhân tử vong vì Covid-19 ở Jakarta, Indonesia.

Trên thực tế, Indonesia không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến đợt lây nhiễm mạnh của biến thể Delta.

Israel và Anh đang ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới ngày càng tăng, dù hai nước này đi đầu trong chiến lược tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca, theo SCMP.

“Vấn đề không phải mức độ hiệu quả khác nhau giữa các loại vaccine, chủ yếu là do biến thể Delta. Nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia”, ông Budi phát biểu ngày 2.7.

“Đúng là số ca nhiễm đang tăng vọt ở Indonesia, nhưng Sinovac giúp giảm biến chứng từ nặng xuống mức nhẹ, từ nhẹ xuống còn không bộc lộ triệu chứng. Số ca tử vong trong đợt lây nhiễm lần này giảm đáng kể so với đợt đầu tiên”, ông Budi giải thích.

Indonesia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục trong ngày 2.7, với 25.830 ca nhiễm mới và 539 ca tử vong.

Bộ trưởng Y tế Indonesia khẳng định nước này không chỉ phụ thuộc vào Sinovac để đạt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả 181,5 triệu người trưởng thành.

Tuy nhiên, ông Budi nói hãng sản xuất Sinovac là đơn vị duy nhất đảm bảo cung cấp sớm đơn hàng vaccine.

“AstraZeneca không cam kết cung cấp cho chúng tôi 50 triệu liều vaccine trong năm nay vì vấn đề của riêng họ, chỉ đáp ứng được 30 triệu liều, số còn lại phải chờ sang năm”, ông Budi nói.

Trong tuần này, Indonesia dự kiến sẽ nhận 4 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ. Lô hàng đầu tiên trong số 50 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech sẽ được chuyển tới Indonesia vào tháng 8.

Bên cạnh Sinovac, Indonesia sẽ sử dụng vaccine Pfizer-BioNTec để tiêm cho trẻ em từ 12-17.

Kể từ ngày 3.7, đảo Java và Bali sẽ được đặt trong tình trạng hạn chế các hoạt động cộng đồng trong 18 ngày, nhằm mục tiêu giảm số ca lây nhiễm xuống mức dưới 10.000, ông Budi nói.

Tuy nhiên, ông Budi chưa biết khi nào Indonesia có thể vượt qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.

“Đỉnh điểm của dịch là 5-7 tuần sau lễ Eid, nghĩa là xảy ra vào đầu tháng này. Nhưng do biến thể Delta, mọi thứ có thể rất khác vì tốc độ lây nhiễm nhanh hơn rất nhiều”, ông Budi nói.

“Thực sự là tôi chưa biết khi nào Indonesia vượt qua đợt lây nhiễm thứ hai. Kể cả các nhà dịch tễ học cũng mắc sai lầm trong việc dự đoán”, ông Budi giải thích.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty Đức công bố hiệu quả vaccine ngừa Covid-19 gây thất vọng

Công ty CureVac của Đức ngày 30.6 đã thông báo kết quả thử nghiệm cuối cùng về hiệu quả của vaccine ngừa virus SARS-CoV-2...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN